Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, Hiệp hội, Câu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 106 - 113)

Làng nghề hiện bao gồm nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khá phong phú từ các doanh nghiệp (doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty

97

trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nƣớc), các hợp tác xã, trang trại, tổ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể…). Việc phát triển doanh nghiệp tại các làng nghề có tính khách quan, phù hợp với các điều kiện cụ thể. Đối với làng nghề, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo tồn giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống; vì vậy cần khuyến khích hỗ trợ thành lập doanh nghiệp làng nghề:

+ Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong các làng nghề thông qua các hình thức nhƣ: tƣ vấn thành lập doanh nghiệp, tƣ vấn hoạt động sản xuất kinh doanh, tƣ vấn chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp…

+ Khuyến khích hỗ trợ hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trƣờng, thiết kế mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm; các hộ gia đình thực hiện công đoạn sản xuất vệ tinh cho các doanh nghiệp.

+ Vận động thành lập các Hiệp hội, hội nghề nghiệp. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội đã thành lập để góp phần phát triển các làng nghề.

Qua quá trình khảo sát nhận thấy sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua đã có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động.

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển của các làng nghề còn nhiều hạn chế: làm ăn theo kiểu tự phát, chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng, chƣa có thị trƣờng ổn định, còn hạn chế về dự báo cung – cầu. Vốn, công nghệ, thiết bị sản xuất, thị trƣờng, thông tin, trình độ kỹ thuật và quản lý còn non yếu, tay nghề thấp, mẫu mã sản phẩm chậm đƣợc cải tiến, đổi mới. Sản phẩm do các làng nghề sản xuất phần lớn còn manh mún, nhỏ bé, nghèo nàn, kém hấp dẫn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém. Các điều kiện và môi trƣờng kinh doanh ở các lảng nghề nhƣ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các quan hệ cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống các cơ quan cung ứng, dịch vụ,….chƣa thuận lợi cho việc đầu tƣ kinh doanh. Phần lớn các làng nghề

98

chƣa hình thành đƣợc tổ chức sản xuất đa thành phần kinh tế nhƣ các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, chƣa có một đơn vị đầu mối đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chung cho ngành nghề.

Đồng thời qua cuộc khảo sát cũng nhận đƣợc các đề xuất, kiến nghị của các làng nghề nhƣ: Đầu tƣ vốn hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống xử lý nƣớc thải,…Mở các lớp tập huấn mẫu mã mới để cạnh tranh trên thị trƣờng và xuất khẩu. Hỗ trợ làng nghề thay đổi dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ cho làng nghề. Hƣớng dẫn quy trình thủ tục để thành lập hợp tác xã quản lý chung cho làng nghề và hỗ trợ làng nghề trong việc đăng ký thƣơng hiệu.

Do đó trong thời gian tới để hỗ trợ, khôi phục, phát triển các làng nghề cần: Hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng. Đào tạo và học nghề: hỗ trợ một phần kinh phí truyền nghề, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Nghiên cứu khoa học cho làng nghề: hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thƣơng mại hóa…Chính sách về khuyến công, khuyến nông, Xúc tiến thƣơng mại: quảng bá tiếp thị sản phẩm, tham gia các hoạt động hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa…Chính sách về đầu tƣ tín dụng: đƣợc hƣởng ƣu đãi theo luật đầu tƣ, đƣợc vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.... Bên cạnh các chính sách, dự án hỗ trợ làng nghề cần phải xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng loại hình làng nghề, nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng, từ đó có kế hoạch phát triển thích hợp cho từng giai đoạn. Ngoài ra, môi trƣờng làng nghề đang là vấn đề bức xúc ở nông thôn hiện nay, do đó UBND tỉnh cần bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các dự án đầu tƣ nhằm cải tạo để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề, đồng thời có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến mọi lúc, mọi nơi nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân làng nghề đối với việc bảo vệ môi trƣờng.

99

KẾT LUẬN

Hà Nội có vị trí và vị thế quan trọng đối với quốc gia , khu vực và quốc tế; là một trong những trung tâm kinh tế - giáo dục - du lịch và thƣơng mại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Đƣợc quy hoạch hƣớng tới tầm nhìn Thủ đô Hà Nội là thành phố Xanh-Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay. Có ý nghĩa góp phần bảo đảm cho các nghề, làng nghề tiếp tục phát triển cả về số lƣợng, quy mô, sản xuất ổn định, hiệu quả bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đƣa giá trị SX CN - TTCN ngày càng tăng, góp phần làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của thành phố về công nghiệp, dịch vụ; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện; giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hiện nay ở khu vực nông thôn đang hình thành các CCNLN, đây là mô hình tổ chức sản xuất năng động, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa sản xuất và tham gia tích cực vào quá trình CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn. Sự hình thành và phát triển của các CCNLN này đã và đang tạo ra động lực thúc đẩy việc mở rộng qui mô sản xuất, phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở địa phƣơng, giảm áp lực của việc di cƣ của lao động từ nông thôn về thành phố tìm việc làm.

Phát triển công nghiệp tại các làng nghề nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn lực, tranh thủ tối đa các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Cần có cơ chế chính sách để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia để đƣa làng nghề thành phố phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Để việc triển khai có hiệu quả UBND Thành phố có một kiến nghị sau: - Chính phủ có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ các làng nghề về vốn đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho

100

làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Có cơ chế, chính sách về đất đai để xây dựng cụm công nghiệp làng nghề. Cải tiến thủ tục giao đất, thuê đất lâu dài và triển khai thực hiện thí điểm về đấu giá quyền sử dụng đất cho các cụm công nghiệp làng nghề.

- Các Bộ, Ngành Trung ƣơng khi có chính sách mới của chính phủ ban hành có liên quan về nghề, làng nghề cần ra các thông tƣ hƣớng dẫn kịp thời để các địa phƣơng và cơ sở thực hiện.

- Các Bộ Công thƣơng, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch và Bộ Tài nguyên và môi trƣờng phối hợp để hỗ trợ vốn đầu tƣ cho phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Xây dựng chƣơng trình quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cho làng nghề đăng kí tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề.

- Bộ Công thƣơng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chọn Hà Nội là điểm để thực hiện các chƣơng trình khuyến công quốc gia, bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn...

- Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các tổ chức có liên quan của Trung ƣơng quan tâm quan hệ với tổ chức quốc tế hỗ trợ cung cấp thông tin để giúp các doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho làng nghề.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bạch Thị Lan Anh, 2010. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trƣờng ĐH Kinh tế.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng IX, 2002. Nghị quyết số 15/NQ - TW về đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2005. Đề án của chương trình

phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 - 2015. Hội thảo giới thiệu chƣơng trình phát triển “mỗi làng một nghề”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Công thƣơng (Trung tâm thông tin công nghiệp và thƣơng mại), 2009. Công nghiệp Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư. Hà Nội: NXB Thanh niên.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

5. Chính phủ, 2004. Nghị định số 134/2004/NĐ - CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

6. Cục Công nghiệp địa phƣơng (Bộ Công nghiệp), 2005. Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

7. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2010. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009.

8. Nguyễn Sinh Cúc, 2010. Những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển châu Á. Hội thảo về Công nghiệp Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ Việt Nam và JICA.

9. Vũ Văn Đông, 2010. Mỗi làng một sản phẩm “One tambon, one product” là giải pháp để phát triển du lịch bền vững – kinh nghiệm từ các nƣớc và Việt Nam.

Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 3.

10. Quốc hội, 2003. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 25/11/2003. 11. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2008. Làng nghề Hà Nội.

102

12. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2008. Báo cáo đánh giá thực trạng làng nghề và định hướng, giải pháp phát triển làng nghề Hà Nội.

13. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2009. Làng nghề Hà Nội tiềm năng và triển vọng phát triển. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

14. Sở Công thƣơng, 2009. Báo cáo tổng hợp đề án “Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và đề suất giải pháp bảo vệ môi trường cho 2 làng nghề thuộc Thành phố Hà Nội”.

15. Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội, 2010. Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

16. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2010. Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

17. Thủ tƣớng Chính phủ, 2000. Quyết định số 132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

18. Thủ tƣớng Chính phủ, 2004. Quyết định số 145/2004/QĐ - TTg ngày 13/8/2004 về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

19. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

20. Tổng cục thống kê, 2009. Niên giám thống kê năm 2008. Hà Nội: NXB Thống kê Hà Nội.

21. Đào Thế Tuấn, 2010. Công nghiệp hóa nông thôn. Hội thảo về Công nghiệp Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ Việt Nam và JICA.

22. UBND Thành phố Hà Nội, 2010. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

23. UBND tỉnh Hà Tây, 2007. Quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015.

24. UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2011. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

25. Trần Minh Yến, 2004. Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

103

26. Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS Hoàng Văn Châu (2006) đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

27. Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề‟ tại Hội thảo „Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Tiềm năng và định hướng phát triển’ được tổ chức tại Thành phố Huế (6/2009).

28. Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Nguyễn Đình Phan và các cộng sự

29. Luận án tiến sĩ: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trong quá trình CNH - HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” năm 2000 của tác giả Mai Thế Hớn 30. Công trình nghiên cứu: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh

tế trọng điểm Bắc Bộ” của tác giả Bạch Thị Lan Anh năm 2010.

31. Công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ: “Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020” của tác giả Trinh Kim Liên năm 2013. .

32. Bài báo “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững” của tác giả Chu Thái Thành

33.Bài báo “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước” của tác giả ThS.Lê Đức Viên - Võ Thị Phƣơng Ly (Thông tin khoa học Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng. 10/2009)

Website 34.http://www.kinhtenongthon.com.vn/ 35. http://www.moit.gov.vn 36. http://congthuonghn.gov.vn/ 37. http://arid.gov.vn/ 38. http://baocongthuong.com.vn/ 39. http://www.mard.gov.vn/ 40. http://sonnptnt.hanoi.gov.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 106 - 113)