a. Quan điểm chung
Nghị quyết 15/NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị khóa VIII về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ về nội dung
87
phát triển kinh tế ngoại thành: “… Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp,... phát triển các nghề, làng nghề truyền thống... gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp.”
Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội cũng đã nêu rõ: “… Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề nông nghiệp du lịch sinh thái…”
Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động góp phần chuyển dịch nhân cơ cấu lao động; phát triển công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động; có cơ chế chính sách mở rộng thị trường nội địa, đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu”
Quyết định số 1081/QĐ - TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã khẳng định: “Tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao. kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư”.
Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV khẳng định:
“Phấn đấu hoàn thành trước từ 1 - 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” và “Củng cố phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu.”
88
Phát triển công nghiệp tại các làng nghề theo hƣớng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu và các nguyên tắc thị trƣờng, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của sản xuất trong làng nghề. Với tinh thần đó, mỗi làng nghề, mỗi địa phƣơng cần tập trung phát triển những ngành nghề, những sản phẩm mà mình có thế mạnh.
Hiện đại hoá làng nghề truyền thống là từng bƣớc đổi mới trang thiết bị, lựa chọn, ứng dụng rộng rãi những công nghệ kĩ thuật tiến bộ, phù hợp vào quy trình sản xuất, nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, vừa đảm bảo tính chất truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù.
Cùng với những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, việc đảm bảo môi trƣờng phải đƣợc coi là mục tiêu quan trọng của phát triển công nghiệp tại các làng nghề. Nói cách khác, quá trình phát triển công nghiệp tại các làng nghề ở Hà Nội không thể tách rời vấn đề môi trƣờng, mà phải đặt nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.
Phát triển công nghiệp tại các làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, việc kết hợp giữa nhà nƣớc và nhân dân là phƣơng thức tốt nhất để phát huy tốt các nguồn lực, tạo những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của làng nghề trên địa bàn thủ đô.
Trên tinh thần đó, phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội cần quán triệt một số quan điểm sau:
1. Gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô với quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nƣớc và các quy hoạch có liên quan nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH, đồng thời gắn với sự phát triển làng nghề chung cả nƣớc.
89
2. Trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng, với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế. Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ một phần, chủ yếu huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế.
3. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”, phù hợp với chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
4. Gắn liền với khôi phục, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, trong đó ƣu tiên tập trung phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, có giá trị văn hóa, lịch sử, thu hút du lịch và đạt giá trị kinh tế cao, ổn định thị trƣờng tiêu thụ và đảm bảo an toàn về môi trƣờng sinh thái.
5. Gắn với phát triển du lịch, tạo thành các Tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.
6. Phát triển công nghiệp tại các làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới theo phƣơng châm mỗi làng một sản phẩm tiêu biểu.
7. Hạn chế và không khuyến khích phát triển các nghề, làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng, hiệu quả kinh tế - xã hội đạt thấp.
b. Định hướng phát triển Mục tiêu
Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá của làng xã; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Hà Nội, có giá trị kinh tế cao nhƣ: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa, hàng mỹ nghệ… gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống; Đồng thời phát triển các làng có nghề mới nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình đô thị hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP Thành
90
phố. Các sản phẩm của làng nghề chú trọng sản xuất theo hƣớng tinh xảo, độc đáo, chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu.
Phát triển lực lƣợng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng với các hình thức đào tạo, theo phƣơng thức truyền nghề, cấy nghề tại chỗ và đào tạo tập trung; mô hình đào tạo dựa trên cơ sở kết hợp giữa doanh nghiệp, hộ gia đình với các trƣờng, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở làng nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.
Duy trì và phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trƣờng tiềm năng, gắn với khôi phục nét văn hoá truyền thống của làng nghề, bên cạnh việc duy trì và phát triển các phố nghề truyền thống khu vực nội thành; các nghề, làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nƣớc và của Thành phố Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hoá và sinh thái kết hợp với làng nghề.
Tiến hành rà soát, phân loại các làng nghề về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng nhằm bảo đảm về môi trƣờng trong phát triển nghề, làng nghề.
Xây dựng chƣơng trình và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm hạn chế tối thiểu tác động của sản xuất làng nghề đến môi trƣờng. Từng bƣớc khắc phục các làng nghề ô nhiễm trầm trọng, cải thiện môi trƣờng sống cho nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của Thành phố Hà Nội đạt 8,4%, đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.
Phấn đấu đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.
Làng nghề cần duy trì, bảo tồn và khôi phục 21 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 10 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 11 làng).
91
Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 17 làng (giai đoạn 2011 - 2020: 10 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 7 làng).
Làng nghề cần hạn chế phát triển hoặc chuyển hƣớng nghề mới, hoặc dị dời vào cụm công nghiệp làng nghề 14 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 2 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 6 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 6 làng).
Làng nghề cần xử lý ô nhiễm môi trƣờng 80 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 30 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 30 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).
Làng nghề cần nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 25 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 25 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).
Trong thời kỳ quy hoạch, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động.
Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng vào năm 2030.
Hình 4.1: GTSX Làng nghề trong tổng GTSX Công nghiệp thành phố
92
Hình 4.2: Thu nhập bình quân
(Nguồn: Sở Công thương)
Hình 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề
93
Hình 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề TP Hà Nội đến năm 2030
(Nguồn: Sở Công thương)
Định hƣớng:
Khuyến khích, hỗ trợ phát triển có chọn lọc các làng nghề hiện có theo hƣớng mở rộng quy mô có trọng tâm, trọng điểm và phát triển ổn định, bền vững:
- Ƣu tiên phát triển làng nghề có giá trị truyền thống, văn hóa, có khả năng mở rộng thị trƣờng gắn liền với truyền thống văn hóa của từng vùng miền, từng địa phƣơng và của cả Thành phố, bao gồm các ngành nghề:
+ Thủ công mỹ nghề truyền thống: Nghề sơn mài khảm trai; Chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xƣơng, sừng; dát quỳ vàng bạc; làm giấy, in tranh dân gian.
+ Nghề mây tre giang đan, tăm hƣơng, làm lồng chim; đồ gỗ cao cấp; làm nón, mũ.
+ Nghề dệt lụa, the, đũi. + Nghề thêu ren.
+ Ngành nghề gốm sứ. + Nghề da, giầy, khâu bóng.
- Khuyến khích, hỗ trợ các nghề, làng nghề phát triển theo hƣớng tham gia sản xuất ra các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các ngành nghề:
94
+ Dệt may: Sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho may xuất khẩu nhƣ: Khuy, mex, vải lót và các sản phẩm phụ khác… (hiện nay trong nƣớc chỉ cung cấp đƣợc chỉ khâu); tiến tới sản xuất nguyên liệu chính cho lĩnh vực này.
+ Cơ kim khí, điện: Tham gia vào sản xuất các chi tiết, sản phẩm thuộc lĩnh vực phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho một số sản phẩm lắp ráp trong nƣớc nhƣ: ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, viễn thông…
- Định hƣớng cho các làng nghề giảm thiểu và tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng thuộc các ngành: chế biến nông sản thực phẩm; Cơ kim khí.
- Không khuyến khích mở rộng và phát triển một số làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nhƣ: Một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm huyện Hoài Đức, Thanh trì, Từ Liêm, Thanh Oai, Quốc Oai và làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy Thanh Oai, Phùng Xá Thạch Thất, Xuân Phƣơng Từ Liêm.
- Những làng nghề nằm trong vành đai xanh và các khu đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội (khu đô thị Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) cần lập dự án quy hoạch làng nghề để làng nghề phát triển phù hợp với phát triển đô thị chung của Thành phố hoặc chuyển đổi nghề để hạn chế sự ảnh hƣởng đến quá trình phát triển đô thị.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tất cả các nghề, làng nghề hiện có theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Thành phố.
- Xây dựng tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất của các nghề, làng nghề tƣơng xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp của Thành phố.