Tình hình phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn Thành Phố

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 48 - 55)

Theo thống kê của Sở Công Thƣơng TP. Hà Nội, từ năm 2010 - 2015, số lƣợng làng nghề đã tăng mạnh từ 1.280-1.350 làng. Trong đó, 250 làng thuần nông đƣợc cấy nghề và hiện nay các nghề này vẫn đƣợc duy trì và phát triển.

Cùng với sự gia tăng về số lƣợng, giá trị sản xuất của khu vực làng nghề ngày càng tăng, Năm 2015, giá trị sản xuất của khu vực làng nghề dự kiến đạt gần 14.000 tỷ đồng. Có những làng nghề vƣợt mốc “trăm tỷ” nhƣ: Làng nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức) đạt 810 tỷ đồng/năm; dệt, nhuộm Ỷ La (Hà Đông) đạt 410 tỷ

39

đồng/năm; gốm sứ Bát Tràng 360 tỷ đồng/năm; chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai (Hoài Đức) 179 tỷ đồng/năm…

Sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lƣợng của khu vực làng nghề là nhờ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính quyền thành phố. Cụ thể, thành phố đã xây dựng hàng loạt chính sách, tạo cơ chế thuận lợi cho các làng nghề phát triển nhƣ: Đề án phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013-2020; Chƣơng trình mỗi làng một sản phẩm phục vụ xuất khẩu và nội địa giai đoạn 2012-2015…

Từ năm 2010 đến nay, thành phố đã hỗ trợ xây dựng 16 mô hình trình diễn kỹ thuật tại các doanh nghiệp; hỗ trợ 60 cơ sở đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; 13 đề tài nghiên cứu và 1 dự án sản xuất thử nghiệm. Kết quả, một số làng nghề nhƣ Bát Tràng đã dùng lò nung gas thay cho lò than; các làng nghề Kiêu Kỵ, Phú Yên đã đƣa máy móc chuyên dụng vào công đoạn may da, giả da…

Thành phố cũng linh hoạt thực hiện các chính sách liên quan đến tín dụng nhƣ mở tối đa cơ chế đối với các doanh nghiệp, làng nghề; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất. Trong 5 năm với 4 lần giảm lãi suất cho vay từ 17-18%/năm xuống còn 8%/năm. Theo đó, dƣ nợ cho vay phát triển làng nghề không ngừng tăng trƣởng. Tính đến hết tháng 6/2015, dƣ nợ cho vay của khu vực này đã đạt 6.299 tỷ đồng.

Để giải quyết bài toán mặt bằng cho sản xuất tại các làng nghề, giai đoạn 2010-2015 thành phố đã thành lập mới 5 cụm công nghiệp, mở rộng 1 cụm, nâng tổng số cụm công nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn thành phố lên 107 cụm.

Cũng theo Sở Công Thƣơng Hà Nội, giai đoạn 2016- 2020 khu vực này tiếp tục là đối tƣợng ƣu tiên cho phát triển của thành phố. Theo đó, thành phố phấn đấu đƣa tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề đạt 8,5% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố; nâng tổng số làng có nghề lên 1.400 làng; phát triển 10 làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; xử lý ô nhiễm môi trƣờng cho 50 làng có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Các sản phẩm có thế mạnh của thành phố nhƣ: Gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, dệt lụa, khảm trai… là những đối tƣợng đƣợc ƣu tiên hỗ trợ phát triển.

40

Để thực hiện những mục tiêu đã đƣa ra, thành phố sẽ tiếp tục rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách; thực hiện tốt các chính sách đã có về khuyến khích phát triển làng nghề; tập trung giải quyết vốn cho phát triển làng nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; khoa học công nghệ, môi trƣờng. Đặc biệt, để bảo đảm sự tăng trƣởng bền vững, phát triển chuyên nghiệp, thành phố sẽ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hiệp hội, câu lạc bộ tại các làng nghề…

Trong những năm vừa qua, làng nghề đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, đời sống của ngƣời lao động đƣợc nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Cụ thể là:

a. Số làng nghề, cơ sở sản xuất và lao động tham gia nghề

Trong 5 năm (2010 - 2015) số làng có nghề đã tăng từ 1.270 làng lên 1.350 làng (tăng 80 làng); số làng nghề đƣợc công nhận tăng từ 256 làng nghề lên 287 làng nghề (tăng 31 làng);

Năm 2009, tại các làng nghề có 163.150 hộ sản xuất, đến nay đã có 175.889 hộ sản xuất (tăng 12.749 hộ). Hiện nay tại các làng nghề đã có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 DNTN, 164 HTX và 50 Hội, Hiệp hội.

Năm 2010, tổng số lao động làm nghề tại các làng nghề là 626.577 ngƣời, đến nay đã có 739.630 ngƣời (tăng 113.073 ngƣời).

Nhƣ vậy, trong thời gian qua số làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề tăng lên đã góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động ở ngoại thành từ nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ.

b. Thu nhập của người lao động

Năm 2010, thu nhập bình quân của ngƣời lao động ở làng nghề đạt khoảng 14,6 triệu đồng/ngƣời/năm, đến năm 2015 thu nhập bình quân của ngƣời lao động ở làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/ngƣời/năm.

41

Tuy nhiên, thu nhập bình quân của lao động làng nghề ở các quận, huyện, thị xã không đều, các huyện có thu nhập bình quân đạt khá nhƣ: Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông... đạt từ 50 - 60 triệu đồng/ngƣời/năm. Một số huyện đạt dƣới 20 triệu đồng/ngƣời/năm nhƣ: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn... Thu nhập của các nghề cũng có sự khác biệt: Một số nghề có thu nhập cao (trên 70 triệu đồng/năm) nhƣ gốm sứ, dệt lụa… Các nghề có thu nhập thấp (20 triệu đồng/năm) nhƣ mây tre đan, nón mũ lá… Nhìn chung, thu nhập bình quân lao động làm nghề TTCN cao hơn thu nhập bình quân của lao động thuần nông.

c. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng. Năm 2010, giá trị sản xuất của 1.270 làng có nghề đạt gần 8.000 tỷ đồng, đến năm 2015, giá trị sản xuất của làng nghề đạt trên 12.000 tỷ đồng.

Một số làng nghề có giá trị sản xuất cao nhƣ: làng nghề Sơn Mài Hạ Thái (Thƣờng Tín), làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Giang Cao (Gia Lâm), nghề mộc Chàng Sơn (Thạch Thất)...

d. Thị trường

- Thị trƣờng nguyên liệu: Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề chủ yếu trong nƣớc, một số ít là nhập khẩu.

- Thị trƣờng tiêu thụ: 80% sản phẩm làng nghề đƣợc tiêu thụ trong nƣớc, 20% sản phẩm xuất khẩu sang các nƣớc nhƣ EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan... Một số ngành nghề có thị trƣờng xuất khẩu tốt nhƣ: mây tre đan xuất khẩu sang các nƣớc: Nga, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan...; thêu ren xuất khẩu sang các nƣớc Nhật, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Ý...; dệt lụa xuất khẩu sang các nƣớc: Đức, Nhật, Pháp, Mỹ…

e. Về nguồn vốn:

Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề ngày càng tăng. Vốn tự có của các hộ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn nên hầu hết các cơ sở làng nghề đều thiếu vốn sản xuất. Do nguồn vốn hạn chế nên việc đầu tƣ mở rộng sản xuất và đầu tƣ đổi mới kỹ thuật, thiết bị công nghệ mới còn hạn chế. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc gặp nhiều khó khăn.

42

f. Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất.

Nhìn chung kỹ thuật công nghệ trong sản xuất làng nghề còn thấp, đa số sản phẩm đƣợc làm bằng thủ công truyền thống. Tuy nhiên trong những năm qua nhiều cơ sở nghề, làng nghề đã tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc mới để thay thế một số công đoạn sản xuất thủ công. Vì vậy năng suất lao động chất lƣợng một số sản phẩm của làng nghề đã nâng cao đáng kể. Từ năm 2005 đến năm 2010 nhà nƣớc đã hỗ trợ cho 57 cơ sở công nghiệp nông thôn về đổi mới thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật với kinh phí hỗ trợ là 3,53 tỷ đồng. Một số làng nghề nhƣ Bát Tràng đã thay thế lò nung than bằng lò nung gas, bình nghiền trong sản xuất gốm sứ. Các máy móc chuyên dùng trong may da, giả da ở xã Kiêu Kị (Gia Lâm), Phú Yên (Phú Xuyên). Các làng nghề Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phƣợng), Rùa Thƣợng, Rùa Hạ (Thanh Oai), Phùng Xá (Thạch Thất) đã sử dụng thiết bị cơ khí tƣơng đối hiện đại, tiên tiến. Làng may Cổ Nhuế với các thiết bị, máy móc hiện đại chiếm 80%. Các làng dệt len Ỷ La, La Dƣơng, La Nội, La Phù đã đổi mới nhiều máy dệt len để tăng năng suất lao động, trong đó có công nghệ dệt len lập trình vi tính đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất tự động giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, an toàn cho công nhân, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Công nghệ tre ép (Trans Woven) tại Công ty TNHH Tiến Động, Chƣơng Mỹ đã tạo ra sản phẩm mới nhƣ, ván sàn, cửa, bàn… từ tre ép. Công nghệ sấy nguyên liệu sản xuất tăm hƣơng từ tận dụng nguồn phế thải của làng nghề Quảng Nguyên (Ứng Hòa). Công nghệ ép viên nén năng lƣợng và tạo cốt sơn mài tại Duyên Thái (Thƣờng Tín), Công ty TNHH Văn Minh (Chƣơng Mỹ)… Hầu hết các doanh nghiệp trong các làng nghề đã sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm làng nghề.

Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ trang thiết bị mới hiện đại tiên tiến trong các làng nghề chƣa nhiều vì đòi hỏi lƣợng vốn rất lớn. Việc huy động các nguồn vốn để đầu tƣ cho sản xuất và đổi mới công nghệ còn khó khăn. Việc sử dụng thiết bị máy móc, các vật liệu, hoá chất và một số biện pháp gia công kĩ thuật mới vào sản xuất còn tuỳ tiện, không đồng bộ nên việc đổi mới công nghệ còn hạn chế, hiệu quả thấp.

43

g. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề:

Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cho thấy các làng nghề các phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề có xu hƣớng gia tăng, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sinh thái và đời sống của cƣ dân trong làng nghề. Hầu hết các làng nghề mới chỉ tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt mà chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải, thu gom và xử lý chất rắn mà thải thẳng ra môi trƣờng. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải tại các làng nghề cho thấy 100% số làng nghề đƣợc quan trắc đều có ít nhất 03 chỉ tiêu phân tích nƣớc thải vƣợt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có chỉ tiêu quan trắc vƣợt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 9.200 lần so với quy chuẩn cho phép. Môi trƣờng không khí bị ô nhiễm cục bộ tại các làng nghề sắt thép và gốm sứ… Ô nhiễm tiếng ồn tại các làng nghề cơ khí, dệt may... Các chất thải rắn chƣa đƣợc quản lý, thu gom để xử lý vừa gây ô nhiễm môi trƣờng, vừa làm xấu cảnh quan làng nghề và môi trƣờng đất bị ô nhiễm.

Hiện nay, công tác xử lý nƣớc thải làng nghề còn nhiều khó khăn, bất cập do đặc thù hoạt động sản xuất của các hộ đều ở trong khu dân cƣ nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Cơ sở hạ tầng, hệ thống thu gom nƣớc thải chƣa đƣợc xây dựng, thiếu kinh phí đầu tƣ… Mặt khác, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân và các cơ sở sản xuất tại làng nghề còn kém.

h. Mặt bằng sản xuất:

Đặc trƣng của các làng nghề là xƣởng sản xuất đặt tại gia đình và tận dụng diện tích sinh hoạt. Do sản xuất kinh doanh phát triển mà nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất ngày càng lớn, các hộ phải thu hẹp không gian sống để dành mặt bằng cho sản xuất nhƣ: tại các làng nghề dệt may Tân Triều (Thanh Trì), Cổ Nhuế (Từ Liêm) dệt La Phù (Hoài Đức), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông)... nhiều nhà ống cao tầng vừa là cơ sở sản xuất, vừa là nhà kho, hầu nhƣ không có khoảng trống lƣu không nên ảnh hƣởng đến đời sống và an toàn cho sản xuất kinh doanh.

Hiện nay diện tích đất dành cho sản xuất của các làng nghề bình quân mới đáp ứng đƣợc 25-30%. Vì vậy nhu cầu về mặt bằng để phát triển mở rộng sản xuất

44

tại làng nghề là rất lớn nhƣ: làng nghề gốm sứ Bát Tràng(Gia Lâm), nhu cầu về mặt bằng sản xuất của mỗi hộ là 500m2 và các doanh nghiệp thuộc làng nghề là 2000m2, nhƣng hiện nay chỉ có khoảng 200m2/hộ và 500 - 700m2/doanh nghiệp. Các làng nghề gỗ Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh) nhu cầu diện tích mặt bằng cũng rất lớn đòi hỏi diện tích gấp 3 lần. Các làng nghề La Phù (Hoài Đức), dệt may Cổ Nhuế (Từ Liêm), Tân Triều (Thanh Trì) cần diện tích gấp 4 lần phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

i. Phát triển làng nghề gắn với du lịch:

Trong những năm gần đây du lịch làng nghề Hà Nội đã đƣợc tổ chức và phát triển, một số làng nghề phát triển gắn với du lịch điển hình nhƣ:

- Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan đƣợc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ về giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sông, điện, nƣớc sạch, cảng du lịch, cụm TTCN, chợ gốm...) nên đã hình thành tuyến du lịch và đang đƣợc khai thác có hiệu quả cho du khách trong và ngoài nƣớc.

- Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là một điểm đến không thể thiếu trong các chƣơng trình du lịch, tại đây du khách đƣợc mua sắm các sản phẩm lụa tơ tằm và đƣợc chứng kiến các nghệ nhân trình diễn nghề một số công đoạn sản xuất. Hiện nay Vạn Phúc đã có trên 200 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hàng tháng thu hút từ 5.000 – 7.000 khách tham quan, giao dịch.

- Làng nghề sơn mài Hạ Thái cũng đã đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣờng làng, ngõ xóm để thu hút khách nƣớc ngoài vừa đến giao lƣu buôn bán, vừa du lịch tham quan tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.

- Các làng nghề tạc tƣợng Sơn Đồng, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, Thêu Quất Động, nuôi rắn Lệ Mật, Điêu khắc gỗ Thiết Úng đã đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng khang trang để đón khách du lịch.

Làng nghề gắn với du lịch nhằm tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trƣờng, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh ở làng nghề cần hỗ trợ và tập trung đầu tƣ để xây dựng và phát huy tốt mô hình làng nghề gắn với du lịch. Tuy nhiên làng nghề gắn với du lịch mới đƣợc chú ý nên còn chƣa phát triển.

45

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 48 - 55)