a. Thị trƣờng nƣớc ngoài
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống luôn đƣợc đặt trong mối liên kết chặt chẽ với hoạt động xoá đói nghèo ở các vùng nông thôn, hoạt động bảo tồn văn hoá và thúc đẩy xuất khẩu. Hiện nay, thị trƣờng quốc tế đối với các sản phẩm truyền thống của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, đặc biệt với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà tặng. Nhu cầu của các khách hàng trên thế giới đang hƣớng đến những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, có độ tinh sảo và khéo léo trong sản phẩm: đó là những sản phẩm không phải sản xuất hàng loạt tràn lan mà là những sản phẩm sản xuất thủ công truyền thống, mang bản sắc văn hoá của một quốc gia, nơi mà chúng đƣợc sản xuất. Nói cách khác, nhu cầu về các sản phẩm
76
thủ công mỹ nghệ truyền thống đang có xu hƣớng tăng lên ở các nƣớc công nghiệp phát triển và lan sang các nƣớc công nghiệp và các nƣớc đang phát triển.
Mặt khác, việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ nhiều nỗ lực trong xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam mở ra một triển vọng rất khả quan trong xuất khẩu của Việt Nam những năm tới, trong đó có xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ. Dự báo trong những năm tới, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội với các nhóm sản phẩm chính là: mây tre đan, gốm sứ, hàng dệt kim, hàng thêu tay, hàng sơn mài điêu khắc...
Về thị trƣờng xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trƣờng có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mặc dù chƣa đƣợc hƣởng Quy chế tối huệ quốc về hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trƣờng Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ nghệ thuật...Thị trƣờng này dự báo sẽ chiếm khoảng 20-25% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghệ Hà Nội. Thị trƣờng EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ); gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan...Thị trƣờng Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ, gốm sứ mỹ nghệ. Thị trƣờng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hông Kông có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, mây tre đan. Thị trƣờng Trung Đông đang có nhu cầu lớn về sản phẩm mây tre đan.
Tuy nhiên, sau khi các cam kết CEPT/AFTA và các khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đƣợc thực hiện thì sản phẩm của các làng nghề Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malayxia là những nƣớc có hàng thủ công mỹ nghệ cùng loại với Việt Nam và có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng thế giới (gốm, sứ, sơn mài, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan).
b. Thị trƣờng trong nƣớc
Thị trƣờng trong nƣớc sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm làng nghề của Việt Nam, đặc biệt với các nhóm sản phẩm nhƣ sắt thép, dệt may, lƣơng thực thực phẩm. Dự báo thị trƣờng nội địa đối với các sản phẩm này sẽ bị suy giảm trong những năm tới.
77
Đối với các mặt hàng thủ công truyền thống vẫn có khả năng mở rộng thị trƣờng trong nƣớc nếu biết kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch. Thị trƣờng hàng hoá phục vụ khách du lịch sẽ ngày càng phát triển, trong đó nhóm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt sản phẩm của các làng nghề truyền thống nổi tiếng sẽ đƣợc ƣu tiên.
Trong cơ cấu tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc, phần tiêu thụ nội địa sẽ có xu hƣớng giảm xuống và phần xuất khẩu tại chỗ sẽ có xu hƣớng tăng lên đáng kể. Về tiêu thụ trên thị trƣờng trong nƣớc (sản phẩm của các làng nghề): Theo kết quả điều tra của JICA về xác định thị trƣờng mục tiêu của các sản phẩm làng nghề trong tƣơng lai thì có thể dự báo tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm các làng nghề tại các thị trƣờng trong nƣớc năm 2013 nhƣ sau: Thị trƣờng Hà Nội chiếm tỷ trọng khoảng 26- 30%; Thị trƣờng TP HCM chiếm 23-25%; Thị trƣờng Hải Phòng chiếm 8-10%; Thị trƣờng Đà Nẵng chiếm 6-7%, các địa phƣơng khác chiếm 32-35%.