Kết quả thực hiện chính sách của Trung ương

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 70 - 71)

a. Khuyến công quốc gia

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng kinh phí khuyến công quốc gia giao Hà Nội triển khai thực hiện là 9.646 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào công tác đào tạo nghề. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

- Đào tạo nghề: Với tổng kinh phí 8.003 triệu đồng, đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 172 lớp với 7.740 lao động chủ yếu là ngành dệt may.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, đầu tƣ đổi mới thiết bị ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất: Với tổng kinh phí 265 triệu đồng, đã hỗ trợ 03 mô hình trình diễn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác học tập. Đã có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng kinh nghiệm từ 03 mô hình này vào đầu tƣ của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cao.

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Với tổng kinh phí 580 triệu đồng, đã hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể của 02 làng nghề; hỗ trợ 35 doanh nghiệp với tổng số 120 gian hàng tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ đã ký kết và tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm với giá trị ƣớc đạt hàng tỷ đồng, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng.

61 b. Chƣơng trình sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thƣờng Tín” cho sản phẩm tranh thêu Thƣờng Tín từ năm 2010 với kinh phí gần 600 triệu đồng. Đến nay, nhãn hiệu tập thể đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận.

Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã triển khai dự án xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm rắn Lệ Mật, quận Long Biên với kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)