- Hệ thống đại lý, của hàng chuẩn mực.
- Kiểu dáng, mẫu mã, bao gói đẹp
- Chất lượng sản phẩm tốt thuộc hàng cao cấp.
- Giá cả hàng hóa cao thương hiệu mạnh.
- Phân đoạn thị trường nhỏ, chỉ tập trung vào thị trường cao cấp.
- Mạng lưới phân phối nhỏ.
(Nguồn: tự tổng hợp qua nghiên cứu)
Nhìn chung, công ty may Nhà Bè, công ty may Việt Tiến là hai trong số những công ty của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường thế giới đạt ở mức cao, cả hai công ty đều có dây chuyền may đồng bộ tạo ra những mặt hàng may mặc có chất lượng không thua kém hàng may mặc của các đối thủ của Trung Quốc, Ấn Độ. Vì vậy, nếu công ty cần có những đổi mới cần thiết để có thể cạnh tranh được với chính các đối thủ trong nước trên thị trường quốc tế.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Căn cứ vào các yếu tố bên ngoài của công ty đã được nêu ở các mục trên, tác giả đưa raý kiến đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty TNHH May Tinh Lợi. Các mức đánh giá được lượng hóa thành giá trị thể hiện trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài dưới đây:
Bảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty TNHH May Tinh Lợi
STT Các yếu tố đánh giá Trọng số Phân loại Tổng điểm
1 Tự do hóa thương mại 0,09 3 0,27
2 Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu 0,06 2 0,12
3 Chất lượng nguồn nhân lực của công ty
0,06 2 0,12
4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,09 2 0,18
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 0,11 3 0,33
6 Xu hướng tiêu dùng của xã hội 0,1 3 3,3
7 Công nghệ sản xuất 0.1 4 0,4
8 Xây dựng thông số dệt may chuẩn
của Việt Nam 0,07 2 0,14
9 Công nghệ thông tin 0,05 2 0,1
10 Phát triển hệ thống cung cấp nguyên
phụ liệu 0,14 2 0,28
11 Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh
mới 0,04 1 0,04
12 Khả năng xuất hiện sản phẩm thay
thế 0,02 1 0,02
13 Kỹ năng quản trị điều hành công ty 0,07 3 0,21
Tổng cộng 1 2,51
(Nguồn: tự tổng hợp thông qua phân tích)
Kết quả bảng cho thấy tổng số điểm điểm đạt được là 2,51 cao hơn mức trung bình 0,01 điểm. Điều này cho thấy khả năng phản ứng lại trước những biến động của môi trường ở mức trung bình. Tuy nhiên, do tổng điểm chỉ ở mức 2,51 điều đó có nghĩa là công ty chưa thực sự linh hoạt trước những biến đổi của môi trường. Nguyên nhân có
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
thể là do công ty chưa đánh giá đúng sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh và chưa xác định đúng nhu cầu của khách hàng cả về chất lượng, số lượng.
2.2.4 Nhận diện cơ hội và nguy cơ của công ty TNHH May Tinh Lợi
a. Cơ hội
- Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng, ổn định tạo cơ hội cho công ty đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh, lấn sân sang các thị trường mới nhằm khẳng định định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, luật cạnh tranh ra đời tạo cho công ty có được công cụ hỗ trợ pháp lý cần thiết khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh theo đúng luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế quy định, bảo vệ uy tín, thương hiệu của công ty khi tham gia vào hoạt động của thị trường.
- Chính phủ có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đầu tư tạo niềm tin cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và triển khai các chương trình dài hạn. Là cơ hội cho công ty tiếp tục nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, có giải pháp khai thác thị trường sẵn có và tận dụng tối đa những cơ hội để mở rộng thêm đối tượng khách hàng, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế, phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
- Dân số Việt Nam tăng, đang ở thời kỳ “dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động lớn, nguồn lực dồi dào đáp ứng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp dệt may như công ty đòi hỏi nhu cầu lao động khá lớn nhằm thực hiện giải pháp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng quy mô sản xuất, duy trì và phát triển nguồn lao động trẻ, có sức sáng tạo cao trong sản xuất.
- Xu hướng phát triển khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người.
b. Nguy cơ
- Nguồn nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, chịu chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình trong đó có công ty.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong và ngoài nước, điều này càng trở nên khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Giá cả điện, nước và lãi suất ngân hàng tăng cao trong thời gian quan gây khó khăn cho các hoạt động chung của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ giá hối đoái tăng đã ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu của công ty, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm. Do đó, để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, công ty phải có những giải pháp thích hợp không làm tăng giá bán, giảm năng lực cạnh tranh trước đối thủ.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
- Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của ngành, thiếu lao