Tình hình một số hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may tinh lợi (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢ

2.1.5 Tình hình một số hoạt động kinh doanh của công ty

a. Tình hình xuất khẩu của công ty

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Mặt hàng kinh doanh của công ty là các sảm phẩm dệt kim như: áo nữ dài tay, áo nữ ngắn tay, áo ba lỗ, quần dệt kim, các sản phẩm khác. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua 3 năm được thể hiện như sau:

Bảng 2.1 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: 1000USD

Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Áo nữ dài tay 3.124.645,56 4.547.524,3 8.553.337,2 Áo nữ ngắn tay 2.005.586,22 2.918.876,4 5.490.049,2

Áo ba lỗ 1.566.683,28 2.280.108,6 4.288.604,4

Quần dệt kim 978.086,16 1.423.480,3 2.677.392

Sản phẩm khác 754.270,62 1.097.745 2.064.726

Tổng 8.429.271,84 12.267.734,6 23.074.108,8

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu, 2014)

Năm 2012 được coi là năm khó khăn nhất đối với ngành Dệt may Việt Nam với những đơn hàng nhỏ, giá cả cạnh tranh quyết liệt, tất cả các chi phí đều tăng từ giá điện, vận chuyển, nguyên phụ liệu, đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2012 ít hơn so với các năm tiếp theo. Năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 23.074.108,8 nghìn USD, cao nhất trong các năm. Áo nữ dài tay là sản phẩm chính của công ty có giá trị xuất khẩu lớn, năm 2012 giá trị xuất khẩu sản phẩm áo nữ dài tay là 3.124.645,56 nghìn USD chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, công ty đã phục hồi lại hoạt động kinh doanh nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên 12.297.734,6 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu áo nữ dài tay cũng nâng lên khoảng hơn 4,5 tỷ USD.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu, 2014)

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2014

Nhìn chung, công ty vẫn luôn cố gắng cải thiện tình hình xuất khẩu, tập trung xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của sản phẩm dệt kim.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã có những khách hàng lớn ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu là: Nhật Bản, Mỹ, EU được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty

Đơn vị: triệu USD

Thị trường

XK

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Nhật Bản 4.359,967 51,7% 6.747,253 55% 13.221,463 57,3 % Mỹ 1.453,322 19% 2.085,516 17% 4.199,487 18,2% EU 1.598,655 17,2% 1.962,837 16% 3.807,23 16,5 % TT khác 1.017,326 12,1% 1.472,128 12% 1.845,928 8% Tổng 8.429,271 100% 12.267,734 100% 23.074,108 100%

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, năm 2014)

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính của công ty năm 2014

Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua. Do công ty có mối quan hệ lâu năm với khách hàng Nhật Bản nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm luôn chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2012 đạt kim ngạch xuất khẩu là 4.359,967 triệu USD chiếm 51,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu 6747,253 triệu USD chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2014 đạt kim ngạch xuất khẩu là 13.221,463 triệu USD chiếm 57,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường Mỹ, EU, thị trường khác kim ngạch đạt được đều tăng dần nhưng do kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng nhiều hơn nên tỷ trọng kim ngạch của các thị trường này đều giảm.

Mỹ là thị trường thứ hai sau Nhật Bản chiếm tỷ lệ về kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của công ty. Cụ thể năm 2012 đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.453,322 triệu USD chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2014 đạt kim ngạch xuất khẩu là 4.199,487 chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Những ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17-18%, khi TPP được ký kết thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ luôn tăng 12- 13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới chỉ tăng 3%, tức là thị phần của chúng ta tại thị trường Mỹ đang được cải thiện rất tốt.

Công ty mới đặt chân vào EU chưa lâu nên vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan trong việc mở rộng thị trường ở các quốc gia khác trong khối EU nhưng vẫn đạt được một số thành quả nhất định. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng gia tăng, năm 2012 đạt 1.598,655 triệu USD chiếm 17,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2014 đạt 3.807,23 triệu USD chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tăng 2.208,575 triệu USD so với năm 2012.

Đa dạng hóa thị trường là chiến lược xuyên suốt của công ty ngay từ khi thành lập. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU thị công ty đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới ở Châu Á, Châu Mỹ và châu Phi.

Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, với những nỗ lực của mình triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngay tại các thị trường truyền thống của công ty còn rất lớn trong năm nay.

Hiện nay công ty đã mở rộng và làm ăn với một số các tập đoàn, hãng thời trang có uy tín trên thế giới như Tập đoàn Itochu Corp, textyle (Marcona, Kristen, K&K...)

Bảng 2.3: Các khách hàng lớn của công ty TNHH May Tinh Lợi

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

Uniqlo Nhật Bản Sơ mi dài tay, quần kaki...

Itochu Corp Nhật Bản Quần kaki, áo cộc tay...

H&M Hoa kỳ Áo thời trang...

JC Penney Hoa kỳ Áo jacket...

Ann Taylor EU Áo jacket, quần kaki...

Textyle EU Quần kaki, áo ngắn tay...

(Nguồn: Công ty TNHH May Tinh Lợi) b. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Với những cố gắng, sau 9 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng của công ty không ngừng tăng lên và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hiện nay, khách hàng của công ty bên các thị trường Nhật Bản, EU, đặc biệt là Hoa Kỳ đã và đang đánh giá công ty TNHH May Tinh Lợi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Điều này thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Doanh thu và các khoản nộp nhà nước Các chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/201 2 2014/201 3 Doanh thu Tỷ đồng 613,65 725,926 1078,838 1,18 1,49 Sản lượng 1000 tá 2.110 2.703 3.020 1,28 1,11 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 395.580 395.580 395.580 1 1

Giá trị xuất khẩu Tỷ đồng 1.482 2.000 3.444 1,35 1,72 Lợi nhuận sau

thuế

Tỷ đồng 16 19,6 26 1,225 1,33

Nộp ngân sách NN

Tr.đồng 291 350 496 1,2 1,41

(Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2014) (Nguồn:Phòng kế toán công ty, năm 2014)

Biểu đồ 2.3: Doanh thu gia công trong giai đoạn 2012- 2014

Trong 3 năm trở lại đây, doanh số và sản lượng có nhiều biến động: doanh thu và sản lượng năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012 trong khi đó sản lượng của năm 2014 tăng chậm nhưng doanh thu lại tăng nhanh hơn so với năm 2013.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may tinh lợi (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w