CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢ
2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (môi trường ngành)
a. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Yếu tố nhà cung cấp trong ngành may mặc là các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, các nhà cung cấp vốn, cung cấp lao động
- Nguồn vật lực
Nguồn vốn của công ty TNHH May Tinh Lợi chủ yếu là nguồn vốn vay, vốn huy động từ cổ đông, vốn tự bổ sung.
Đối với một số đơn vị chuyên sản xuất hàng dệt may như công ty thì nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty được mua cả ở trong nước và ngoài nước. Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu cho công ty rất phong phú, tránh được sự thiếu hụt nguyên vật liệu trong sản xuất. Nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty chủ yếu là các nhà cung ứng nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông…
Nguyên vật liệu được sử dụng trong công ty gồm nhiều loại khác nhau về công dụng, chất lượng:
+ Nguyên liệu chính : vải chính, vải lót...
+ Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng không cấu thành lên thực thể sản phẩm nhưng nó góp phần hoàn thiện sản phẩm như các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun. + Nhiên liệu: là những vật liệu tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá trinh sản xuất kinh
doanh như dầu để chạy máy phát điện và lò hơi, xăng để chạy ô tô.
+ Phụ tùng thay thế: là những bộ phận phụ tùng chi tiết máy mà công ty mua vào để thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải như: chân vịt máy may, kim, suốt chỉ, linh kiện máy móc dây chuyền sản xuất.
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 2012-2014
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu các mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
Vải 100% Cotton 5.182,805 6.994,338 12.059,203
Vải 95% Cotton 5% Spandex 1.253,847 1.692,101 2.917,415
Chỉ 92,613 124,984 215,490 Nhãn 632,623 853,741 1.471,968 Dây 54,855 74,029 127,636 Đạn nhựa 10,971 14,805 25,527 Cúc, Túi, Thùng 383,99 518,204 1.166,183 Tổng 11.672,46 15.752,307 27.159,150
(Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu, 2014) (Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu, 2014)
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 2012-2014
Từ số liệu trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của công ty để tiến hành sản xuất tăng dần qua các năm: giá trị nhập khẩu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 35%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 72,4%.
Ngành may mặc vẫn nhập khẩu tới 90% vải và 70% phụ liệu và chỉ tạo ra lợi nhuận từ các công đoạn đơn giản (cắt, may, hoàn chỉnh sản phẩm). Và điều này đã làm giảm sức cạnh tranh các sản phẩm dệt may của công ty. Bởi vì công ty hầu như phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, do đó khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường dẫn tới việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ đọng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ trở thành một áp lực có rủi ro tương đối lớn cho công ty. Điều này đỏi hỏi công ty phải có chính sách cung ứng, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro từ những bất ổn của giá cả nguyên vật liệu.
- Nguồn nhân lực
Một tình trạng chung của ngành dệt may là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng, miền khiến công tác tuyển dụng nhân lực gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ sau thành lập ban tuyển dụng và đào tạo nhân lực của mình công ty đã phần nào chủ động tạo ra được đội ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Áp lực từ khách hàng
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây có xu hương gia tăng nhưng trong điều kiện hiện nay, công ty vẫn gặp phải nhiều sự cạnh tranh gây gắt
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
từ các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Vì vậy, công ty cần phải nỗ lực hơn nữa, phải tìm hiểu thêm thông tin, nghiên cứu thị trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số nét về các thi trường xuất khẩu lớn của công ty - Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, có mức sống tương đối cao so với các nước trong khu vực. Người tiêu dùng Nhật Bản kỹ tính và đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao và đặc biệt là an toàn về dịch bệnh cũng như không có chất độc hại. Hàng dệt may là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường Nhật, tuy nhiên sức cạnh tranh của mặt hàng này cũng gặp một số khó khăn do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và cả những doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng cho việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên thị trường Mỹ ở quá xa Việt Nam, chi phí vận tải và bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ tăng. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng hóa có thể gặp những tổn thất về chất lượng, bị hư hỏng hoặc hao hụt. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ.
- Thị trường EU
EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều, và ở mức cao, tỷ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập dân cư lớn nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Hơn nữa, tình hình kinh tế tại EU đang gặp phải những khó khăn, Chính phủ và người dân đang thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm chi tiêu và đầu tư công, dẫn đến sức mua giảm, thị trường thu hẹp. Theo đó, chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu đang được áp dụng thông qua rào cản thương mại tại các nước thành viên có thể gây trở ngại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Khách hàng của công ty trong những năm qua không ngừng tăng lên, một số khách hàng quen thuộc như Nhật Bản, Mỹ… là những khách hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn của công ty. Có thể coi họ là những khách hàng quan trọng của công ty. Do đó, để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng quen thuộc cũng như những khách hàng tiềm năng, công ty phải không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng tốt
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Để từ đó không những công ty giữ vững được khách hàng quen thuộc mà còn thu hút được những khách hàng mới.
c. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, thì năm 2015 toàn ngành dệt may sẽ sản xuất được 2.850 triệu sản phẩm các loại, trong đó xuất khẩu khoảng 18.000 triệu USD. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Ngoài ra, chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Việc các doanh nghiệp này ra đời sau và được tạo điều kiện đầu tư và áp dụng công nghệ mới hơn hẳn các công ty đã hoạt động trong ngành, họ sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao và dịch vụ tốt tạo nhiều áp lực cho công ty TNHH May Tinh Lợi. Đặc biệt, trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, công ty nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang theo sát nhu cầu thị trường, với lợi thế là cơ sở nhỏ chi phí sản xuất, mặt bằng thấp nên giá thành họ rất thấp, dễ thích nghi với môi trường hơn.
d. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm may khó thay thế, vì hàng hóa này vẫn là nhu cầu duy nhất trong nhu cầu may mặc của con người. Tuy nhiên sự thay đổi mẫu mã, chất liệu sẽ làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
Công ty TNHH May Tinh Lợi chủ yếu sản xuất các sản phẩm áo sơ mi, áo thun, quần jaket… Nhu cầu của khách hàng đang ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, trong chiến lược sản phẩm công ty cần đưa ra đích cho sản phẩm của mình là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp với lứa tuổi, thời tiết…
e. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, việc cá lớn nuốt cá bé không còn xa lạ. Vì vậy, trước khi thâm nhập thị trường công ty phải biết rõ mình là ai, khả năng tài chính của mình đến đâu, cũng như hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào để có chính sách thật phù hợp. Nằm trên địa bàn thành phố Hải Dương, công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển song song với đó là việc công ty sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ của công ty có thể được được phân thành hai nhóm: đối thủ cạnh tranh ngoài nước và đối thủ cạnh tranh trong nước.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
Hiện nay, công ty phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường quốc tế như các công ty của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Những công ty này có nhiều lợi thế hơn hẳn cụ thể:
Các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế. Năm 2014 Trung Quốc chiếm 65% thị phần hàng dệt may trên thị trường quốc tế, hàng may mặc của Trung Quốc nổi bật với lợi thế chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá bán thấp và được nhiều khách hàng trên thế giới biết đến do có hệ thống kênh phân phối rộng khắp… Các công ty Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh số 1 của các công ty Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
Các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh thứ hai của công ty do Ấn Độ có đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp nên Ấn Độ có ngành công nghiệp nguyên phụ liệu rất phát triển nhất là ngành dệt vải, do đó, giá thành sản phẩm thấp dẫn tới giá bán thấp hơn.
Trung Quốc, Ấn Độ đều hưởng lợi thế do ngành dệt nội địa phát triển và họ là những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt thực thụ. Lợi thế này cho phép những nước này có chi phí nguyên liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với những nước luôn phải nhập khẩu nguyên liệu như Việt Nam, Băng-la-đét và Thái Lan.
Đối thủ cạnh tranh thứ ba của hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là các công ty của những nước có vị trí tương tự như Việt Nam nhưng lạikinh doanh tốt hơn so với Việt Nam từ khi không còn hệ thống hạn ngạch và đâu là điểm yếu của họ mà công ty có thể tận dụng để phát triển.
Bảng 2.6: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan
Điểm mạnh Điểm yếu Chiến lược
Băng- la-đét
- Chi phí nhân công rất thấp
- Gần như tự cung tự cấp đối với loại vải dệt kim (Knit fabric).
- Ưu đãi trong tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn gồm Hoa Kỳ (15,5%), EU, Canada và Nhật Bản (miễn thuế). - Năng suất thấp - Nhập khẩu vải dệt (woven fabric). - Đa số sản xuất sản phẩm may mặc cơ bản - Cơ sở hạ tầng yếu kém và đắt đỏ. - Điều kiện kinh tế và chính trị không ổn định.
- Cải thiện tiêu chuẩn lao động, cơ sở hạ tầng và đào tạo công nhân.
- Đầu tư vào thượng nguồn nhằm rút ngắn thời gian sản xuất
- Thu hút FDI vào ngành dệt may
- Vận động hành lang để được miễn thuế ở thị trường Hoa Kỳ.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi
In-đô- nê-xia
- Chi phí nhân công thấp
- Cơ sở sản xuất nguyên liệu thô lớn Miễn thuế trên thị trường EU.
- Không ổn định về tình hình kinh tế, xã hội và chính trị - Công nghệ lạc hậu trong toàn ngành dệt may.
- Thúc đẩy CAM/CAD - Hiện đại hoá máy móc cũ - Hướng vào sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, sản phẩm mang tính thời trang.
- Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực sợi tổng hợp. Thái Lan - Sản phẩm dệt may chất lượng cao
- Năng suất rất cao - Kỹ năng thiết kế mẫu mã tốt
- Chi phí nhân công cao
- Thiếu nguồn lao động
- Vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu được nhập khẩu có chất lượng cao.
- Đầu tư vào lĩnh vực thời trang
- Tập trung vào sản phẩm dệt may cao cấp (high- end).
- Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt là lĩnh vực sợi tổng hợp
(Nguồn: Báo cáo chiến lược xuất khẩu hàng dệt may VITAS)
Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan đều nhận thức rõ về những thách thức của giai đoạn không còn hệ thống hạn ngạch và đã có những bước chuẩn bị hợp lý. Những nước này đã đầu tư vào thượng nguồn nhằm giảm thời gian của quá trình sản xuất, chi phí nguyên liệu thấp hơn, cung cấp dịch vụ về nguồn nguyên liệu và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan đã cố gắng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng biệt.
Băng-la-đét, là một nước kém phát triển nhất, được miễn thuế và không chịu hạn ngạch vào thị trường EU, Nhật Bản và Ca-na-đa. Nước này cung đang vận động Hoa Kỳ để được miễn thuế ở thị trường này. Băng-la-đét tập trung sản xuất sản phẩm cấp thấp do kỹ năng kém và giá nhân công thấp.
In-đô-nê-xia có lợi khi tiếp cận được với nguồn nguyên liệu nội địa giá rẻ, đặc biệt là sợi tổng hợp. In-đô-nê-xia là một nước xuất khẩu sợi tổng hợp nhưng lại nhập khẩu sợi cotton. Mỗi năm, xuất khẩu thực tế hàng dệt của nước này là trên 3 tỉ đôla Mỹ. Nước này cũng đang hướng tới sản xuất những sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao.
Thái Lan cũng đầu tư mạnh vào thượng nguồn. Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất lớn thứ hai ở ASEAN sau In-đô-nê-xia với lượng xuất khẩu thực tế về dệt lên đến hơn