0
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Theo tính chất lao động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY TINH LỢI (Trang 51 -57 )

chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty.

- Yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động đối với doanh nghiệp may đòi hỏi công ty phải mất chi phí đầu tư, bảo dưỡng thường xuyên.

2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty

a. Nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động

Công ty TNHH May Tinh Lợi thuộc tập đoàn Crystal là 1 trong 5 nhà sản xuất kinh doanh may mặc hàng đầu Châu Á. Mục tiêu của công ty là trở thành nhà máy may lớn nhất Việt Nam trong ngành công nghiệp dệt may, là sự lựa chọn của người lao động và khách hàng do đó công ty rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty qua các năm đều gia tăng, đến nay số lượng lao động tại công ty đã lên đến 10.000 lao động và hứa hẹn sẽ gia tăng nhiều hơn nữa trong các năm tới cùng với sự phát triển, lớn mạnh của công ty.

Về quy mô và cơ cấu lao động: Do đặc thù ngành may mặc nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, trên 76% tổng số lao động. Qua các năm, tỷ lệ lao động trực tiếp ngày càng tăng, năm 2012 có 5612 lao động, chiếm 76,83% mà vào năm 2014 chiếm trên 4/5 tổng số lao động với tỷ lệ là 85,67%. Trong khi đó, lao động gián tiếp giảm bớt từ 23,17% năm 2012 xuống còn 14,33% năm 2014. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Lao động theo trình độ của công ty từ năm 2012-2014

Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷlệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Tổng 7304 100 8794 100 10000 100 2. Theo trình độ

Đại học, trên đại học 203 2,78 234 2,66 303 3,03

Cao đẳng 368 5,04 415 4,72 445 4,45

TCCN và bằng nghề 273 3,74 490 5,57 691 6,91

Lao động phổ thông 6460 88,44 7655 87,05 8561 85,61

3. Theo tính chất laođộng động

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

Lao động trực tiếp 5612 76,83 7228 82,19 8567 85,67

Lao động gián tiếp 1692 23,17 1566 17,81 1433 14,33

(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự , năm 2014) (Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự , năm 2014)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty TNHH May Tinh Lợi giai đoạn 2012 - 2014

Qua bảng trên ta có thể thấy chất lượng lao động của công ty qua mỗi năm lại được nâng lên, điều này phù hợp với sự phát triển của công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

Cụ thể: Số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2012 là 203 người chiếm tỷ trọng 2,78% trong tổng số lao động, năm 2013 tăng 31 người. Đến năm 2014 số lao động này là 303 người tăng 29,49% so với năm 2013. Như vậy số lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng được nâng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, và chú trọng vào việc tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới có trình độ để hiện đại hoá lực lượng lao động của mình. Số lao động có trình độ cao đẳng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và cũng ngày một tăng lên. Năm 2012 là 368 người chiếm 5,04%, năm 2014 là 445 người, tăng 20,92% so với năm 2012.

Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng rất lớn trong các nhóm và tăng trên 1,18 lần vào năm 2013 so với năm 2012, do công ty mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2012 có 6460 người chiếm 88,44%, sang đến năm 2013 tăng 1195 người, tăng 18,49%, đến năm 2014 số lao động này là 8561 người nhưng tỷ trọng chiếm 85,61% so với tổng số lao động. Số lao động này chiếm tỷ lệ giảm dần, đây là dấu hiệu tốt tạo thuận lợi cho công ty trong việc đào tạo nhân viên.

Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động có trình độ của công ty ngày một tăng lên còn lao động phổ thông thì ngày càng giảm đi. Công ty đã xác định được rằng muốn tồn tại và phát triển thì phải có một đội ngũ lao động lành nghề và có trình độ. Do vậy hàng năm công ty đã tổ chức học tập nghiệp vụ, nâng cao trình độ, tăng cường tuyển dụng trực tiếp những người có trình độ cao. Những điều này cho thấy công ty đang có hướng đầu tư nhân lực hợp lý.

Năng suất lao động

Theo số liệu của hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), so với các nước trong khu vực năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông (Trung Quốc), bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

Quốc. Vì vậy, công ty trong thời gian qua đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề năng suất của người lao động.

Bảng 2.10: Năng suất lao động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu (Triệu đồng) 613.650 725.926 1078.838

Số lao động (Người) 7304 8794 10000

Năng suất lao động (Triệu đồng/người/năm)

84,02 82,56 107,88

(Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2014)

Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công nghệ sản xuất, người lao động, trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất... Nhờ tích cực đầu tư vào công nghệ sản xuất, cũng như nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức tự giác cho người lao động mà năng suất lao động của công ty đã được cải thiện qua các năm. Mặc dù năng suất lao động năm 2013 giảm từ 84,02 triệu đồng/người/năm xuống còn 82,56 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2014 lại tăng lên 107,88 triệu đồng/người/năm, tăng 25,32 triệu đồng/người/năm so với năm 2013 tức là tăng 30,67%. Tuy nhiên, trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp cần thiết để tiếp tục nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh.

Để giữ chân người lao động, khuyến khích động viên người lao động đóng góp vào sự phát triển của công ty thì ngoài tiền lương, công ty còn chú trọng tới chính sách thưởng và phúc lợi. Công ty thưởng hàng quý, năm và đột xuất cho những tập thể, cá nhân làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thưởng vào các ngày tết: tết tây, 1/5, 2/9 và tết nguyên đán (theo quy chế).

b. Năng lực sản xuất và cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị

Năng lực sản xuất

Hiện nay, công ty có 5 khu nhà sản xuất liên hợp, được chia thành nhiều khu vực sản xuất được gọi tên theo các mẫu ký tự tiếng Anh từ A tới J với tổng diện tích hơn 9.2 ha. Dây chuyền sản xuất khép kín đạt năng suất tối đa giúp hoạt động sản xuất của các nhà máy đi vào ổn định với tổng sản lượng sản xuất sản phẩm một năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11: Năng lực sản xuất sản phẩm/năm của công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tỷ lệ hàng sản xuất đạt

chất lượng % 98,5 98,8 99

2 Tỷ lệ giao hàng hàng

đúng hạn % 98,8 96,6 99,6

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

(Nguồn: phòng kế hoạch sản xuất, 2014)

Qua bảng trên ta thấy, công ty có năng lực sản xuất khá mạnh so với nhiều doanh nghiệp dệt may khác. Sản lượng sản xuất có xu hướng gia tăng, cụ thể năm 2013 sản lượng sản xuất tăng mạnh là 64.348.563 sản phẩm/năm tăng 51,5% so với năm 2012, nhưng năm 2014 sản lượng sản xuất là 65.315.426 sản phẩm/năm chỉ tăng 1,5% so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty mở rộng sản xuất cho đi vào hoạt động thêm hai khu nhà máy được đầu tư trang thiết bị máy móc hoàn toàn mới, hiện đại hơn với trên 2000 lao động khiến cho năng lực sản xuất tăng đột biến. Đến năm 2014, nhà máy đã dần đi vào hoạt động ổn định với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế khiến năng suất tăng không đáng kể.

Máy móc thiết bị

Công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2006 nên phần lớn máy móc thiết bị còn khá mới và hiện đại. Máy móc thiết bị được nhập khẩu tại các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường quốc tế.

Công ty đã chi ra hàng chục tỷ đồng cho việc mở rộng nhà xưởng, văn phòng, kho hàng và mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ văn phòng, nhà xưởng. Cho thấy, công ty rất quan trọng đến việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Hiện nay, tại các phân xưởng của công ty có hàng trăm máy may công nghiệp, máy là, mắt cắt, máy chuyên dụng khác... Ngoài ra, còn có những dây chuyền sản xuất nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản, Đức.

Bảng 2.12: Máy móc thiết bị sản xuất của công ty

STT Tên máy móc Số lượng Công suất

1 Số dây chuyền may 145 85

2 Máy may một kim 4801 85

3 Máy may hai kim 523 85

4 Máy vắt sổ 387 80

5 Máy thùa khuyết 88 80

6 Máy đính cúc 116 80

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

(Nguồn: Phòng kỹ thuật năm 2014) c. Năng lực tài chính

Công ty TNHH May Tinh Lợi được đánh giá là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh. Là một doanh nghiệp dệt may với kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan nên không những vốn tự có của công ty lớn mà công ty còn tạo được niềm tin cho các tổ chức tài chính trong nước cũng như nước ngoài. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty mà không phải doanh nghiệp nào cũng có, cũng nhờ đó mà công ty có thể dễ dàng đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành sản phẩm… để nâng cao sức cạnh tranh của công ty

Qua bảng tổng kết ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng lên khá nhiều qua các năm. Năm 2013 tăng 89.751.530.100 đồng hay 24,66% so với năm 2012, năm 2014 tăng 189.866.387.600 đồng hay 41,86% so với năm 2013. Đây là một biểu hiện tốt, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư vào máy móc thiết bị và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Song để đánh giá chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty ta cần xem xét các chỉ số như vốn điều lệ, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, tổng tài sản qua bảng số liệu

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

GT(VNĐ) % GT(VNĐ) % GT(VNĐ) % A. Tài sản ngắn hạn 237.067.411.200 65 319.277.356.50 0 70 476.728.604.900 74 I. Tiền, khoản TĐT 25.922.967.210 7 17.878.345.790 1 55.221.564.560 9 II. Các khoản ĐTNH 50.673.330.000 14 55.614.580.000 12 6.123.846.000 1 III. Các khoản PTKH 94.101.155.390 26 159.779.059.40 0 35 238.470.200.400 37 IV. Hàng tồn kho 60.984.141.590 17 75.565.662.060 17 154.247.105.500 24 V. Tài sản NH khác 5.385.847.011 1 10.412.709.250 2 22.665.888.440 4 B. Tài sản dài hạn 126.838.900.000 35 134.380.484.80 0 30 166.795.624.000 26 I. Tài sản cố định 109.358.265.100 30 108.074.547.50 0 24 132.303.399.400 21

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

II. Các khoản ĐTTCDH 11.602.139.800 3 19.702.529.770 4 25.161.519.790 4 III. Tài sản DH khác 5.878.496.118 2 6.603.407.530 1 9.330.704.810 1 TỔNG TÀI SẢN 363.906.311.200 100 453.657.841.30 0 100 643.524.228.900 100 A.Nợ phải trả 250.119.088.100 69 322.438.312.30 0 71 480.445.119.200 75 I. Nợ ngắn hạn 219.281.188.100 60 302.423.081.00 0 67 440.391.751.200 68 II. Nợ dài hạn 30.837.900.000 8 20.015.231.300 4 40.053.368.000 6 B. Vốn chủ sở hữu 113.787.223.100 31 131.219.529.00 0 29 163.079.109.700 25 I. Vốn chủ sở hữu 93.858.888.520 26 112.026.422.00 0 25 145.183.093.600 23 II. NKH và quỹ khác 19.928.334.580 5 19.193.107.000 4 17.896.016.100 3 TỔNG NGUỒN VỐN 363.906.311.200 100 453.657.841.30 0 100 643.524.228.900 100

(Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2014)

Bảng 2.13 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH May Tinh Lợi qua 3 năm 2012-2014

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi

Bảng 2.14: Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty năm 2012-2014

STT Chỉ tiêu tài chính Đơn vị Năm

2012 2013 2014

I Vốn điều lệ Tỷ 140

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY TINH LỢI (Trang 51 -57 )

×