V Tỷ suất lợi nhuận
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢ
3.2.1 Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu.
a. Giải pháp phát triển thị trường:
Thực hiện giải pháp phát triển thị trường, công ty đã tận dụng cơ hội sau:
- Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng nhanh, ổn định, mức sống của người dân tăng, nhu cầu may mặc thời trang tăng lên, tạo cơ hội cho công ty đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tình hình chính trị ổn định và hệ thống luật pháp đang tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, Luật Cạnh tranh ra đời tạo cho công ty có được công cụ hỗ trợ pháp lý cần thiết khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đúng theo luật pháp Việt Nam quy định; bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động của thị trường.
- Chính phủ có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đầu tư tạo niềm tin cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và triển khai các chương trình dài hạn. Là cơ hội công ty tiếp tục nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, có giải pháp khai thác thị trường sẵn có và tận dụng tối đa những cơ hội của mở rộng thêm đối tượng khách hàng để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài và phát triển sản xuất kinh doanh công ty.
- Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người.
=> Từ những cơ hội đó, công ty thực hiện giải pháp sau:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi - Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm đang có thế mạnh như quần tây, áo sơ mi, áo jacket, thời trang thể thao. Đồng thời, công ty bước đầu xuất khẩu những sản phẩm mới như các sản phẩm lót cao cấp.
- Đầu tư về quy trình công nghệ, các máy móc thiết bị mới để cho ra những sản phẩm mới, phong phú, phù hợp với tính cách đa dạng của thị trường Mỹ. Tiếp tục khai thác tính ưu việt hệ thống CAD/CAM, thiết bị chuyên dụng hiện đại trong thiết kế, cắt may, khai thác tối đa hệ thống này sẽ giúp công ty có được thế mạnh trong thiết kế và tạo mẫu.
Đối với thị trường EU:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, xem đây là yếu tố cạnh tranh trên thị trường EU. Hơi khác biệt với thị trường Mỹ, cạnh tranh tại thị trường EU không chỉ dựa trên giá cả mà còn ở chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm. Do đó, công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Đây cũng là cách vượt qua hàng rào phi thuế quan của thị trường EU.
- Nâng cao tỷ lệ nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ ASEAN trong các sản phẩm xuất khẩu sang EU. Nếu như trước đây, công ty nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau, nay cần chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nước ASEAN. Như vậy, công ty mới hưởng được những ưu đãi thuế quan khi EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN.
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tại EU. Qua đó, tìm hiểu đặc điểm nhu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán của người tiêu dùng ở từng quốc gia thành viên. Quan trọng hơn là công ty tạo lập được mối quan hệvới các nhà bán buôn tại thị trường EU. Thông tin về thị trường sẽ nhanh nhạy hơn khi được cung cấp bởi các nhà bán buôn này. Xa hơn nữa, công ty có thể tìm kiếm một đối tác làm đại lý cho mình tại thị trường EU. Hiện tại, công ty có đại lý của mình tại Pháp, trong tương lai công ty cần tiếp tục mở rộng đại lý sang các quốc gia thành viên khác.
- Liên tục đưa những sản phẩm mới sang thị trường với tính cách thử nghiệm. Ban đầu, từ những thông tin về thị trường được cung cấp, công ty sản xuất sản phẩm mới, xuất khẩu mang tính thăm dò thị trường. Sau đó, sản phẩm được yêu chuộng, công ty tiến hàng sản xuất với quy mô lớn.
- Chú ý đến việc thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường EU. Một số nước trong khối EU quan tâm đến bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm. Do đó, công ty cần thiết kế bao bì không chỉ để bảo quản hàng hóa mà còn lôi kéo được sự chú ý của khách hàng. Những thông tin trên bao bì cần diễn đạt bằng ngôn ngữ của nước xuất khẩu (hiện tại tiếng Anh, Pháp, Đức được sử dụng phổ biến trong EU). Bao bì, nhãn hiệu chất lượng cao cũng là yếu tố giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi - Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị hiện
đại. Sản xuất ra những sản phẩm thời trang có độ tinh xảo và phức tạp đáp ứng nhu cầu từng mùa trong năm, ở từng độ tuổi. Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, công ty cố gắng thương lượng với đối tác Nhật Bản trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, điều này cho phép hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Tiếp tục tạo lập uy tín cho thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tiêu chuẩn SA 8000 cho các sản phẩm của mình. Hay có thể đăng ký cấp giấy chứng nhận JIS nhằm nâng cao tính văn hóa địa phương và nhân bản cho sản phẩm của công ty.
- Tham gia triển lãm, cung cấp thông tin đầy đủ cho các đối tác, tìm kiếm mối quan hệ thương mại, đặc biệt với các đối tác là Việt Kiều tại Nhật. Hiện tại, một số Việt kiều có mở các cửa hàng kinh doanh hàng dệt may. Đây cũng là một kênh phân phối sản phẩm vào thị trường Nhật Bản.
⇒ Hiệu quả giải pháp:
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho công ty lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định các phương thức thâm nhập thị trường sao cho phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục củng cố và phát triển thị trường nước ngoài, đồng thời mở rộng, khai thác tiềm năng thị trường nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng doanh thu, nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
b. Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý
Đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý, một mặt công ty khắc phục điểm yếu hiện tại, mặt khác, công ty sẽ hạn chế nguy cơ sau:
- Công tác quản lý tốt sẽ tạo nên sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của CBCNV đang có nguy cơ có nhiều biến động giảm, để chuyển sang làm việc khác hoặc làm cho doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập cao hơn.
- Tạo nên thế kiềng 3 chân vững chãi Thị trường – Chiến lược – Cơ cấu trong thế cạnh tranh liên hoàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
⇒ Công ty thực hiện các giải pháp sau:
Sắp xếp lại các phòng chức năng, thành lập thêm phòng Marketing để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các phương pháp marketing và các công cụ marketing đang sử dụng trong ngành may mặc. Một trong những nhiệm vụ quan trọng các phòng này cần thực hiện ngay là sớm nghiên cứu nhu cầu và khuynh hướng tiêu dùng của thị trường quốc tế để khai thác tiềm năng khách hàng trong nước, duy trì củng cố thị trường nước ngoài, tăng cường công tác thiết kế các sản phẩm mới.
Xây dựng bộ máy điều hành quản lý có đủ năng lực kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tăng hiệu quả, năng suất lao động và giảm thiểu những thất thoát, lãng phí. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, đồng thời sắp xếp lại
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi các cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác. Rà xét giảm lao động dư thừa trong bộ máy gián tiếp, tuyển chọn lại đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Ít mà tốt”.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên phát huy được hết khả năng của mình. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề hàng năm “Bàn tay vàng”, “tấm gương lao động giỏi” khuyến khích nỗ lực của người lao động và phát hiện tay nghề tiềm ẩn của họ để phát triển. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giao quyền, ủy quyền và tự chịu trách nhiệm để chủ động trong kinh doanh.
⇒ Hiệu quả giải pháp:
Thị trường – Chiến lược – Cơ cấu tạo nên thế kiềng 3 chân vững chãi trong thế cạnh tranh liên hoàn. Do vậy, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện tốt giải pháp này, hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
c. Giải pháp Marketing nhằm khẳng định vị thế thương hiệu
Thực hiện giải pháp công ty đã tận dụng cơ hội: Tình hình kinh tế phát triển, nhu cầu may mặc thời trang; chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đang từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; sự hỗ trợ của Chính phủ trong quá trình xúc tiến thương mại; tiềm năng của thị trường ngày càng mở rộng.
Nhằm thực hiện mục tiêu của công ty từ nay đến năm 2020 đưa thương hiệu với dòng sản phẩm quần tây, áo sơ mi định vị trở thành thương hiệu: “Chúng tôi làm nên phong cách của Bạn” , công ty cần thực hiện các công việc sau :
- Nâng cao nhận thức về giá trị thương hiệu, về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với đội ngũ CBCNV công ty. Xem vấn đề giữ chữ tín, giao hàng đảm bảo chất lượng, số lượng, đúng tiến độ và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong mua bán, nâng cao được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Có chính sách đầu tư việc nâng cao thương hiệu, nhãn hiệu công ty, khuyến khích, khen thưởng cho các tập thể cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
- Các nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết. Công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng may mặc của công ty mang nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài thì công ty cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa toàn cầu khi sản phẩm may mặc của mình được xuất khẩu.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi - Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một thương hiệu mạnh luôn gắn liền
với chất lượng tốt của sản phẩm. Để có được một thương hiệu uy tín như hiện nay một phần được khẳng định từ chất lượng mà khách hàng tin tưởng và sử dụng.
- Đối với biện pháp bảo vệ thương hiệu, công ty cần thường xuyên sử dụng “Phương pháp trực quan thương hiệu” chống hàng nhái, hàng giả, như một sự cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của công ty đều được dán tem chống hàng giả trên mỗi sản phẩm. Công ty cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường,…các tổ chức xã hội như Hội bảo vệ Người tiêu dùng để cùng thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có những sản phẩm không đạt chất lượng mang thương hiệu công ty xuất hiện trên thị trường. - Xây dựng thương hiệu của công ty cần thể hiện qua các hình thức tăng cường
Marketing hay xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng để đẩy mạnh hình ảnh của công ty đến với khách hàng. Đó là:
Giải pháp về chính sách sản phẩm
+ Chất lượng sản phẩm là thế mạnh của công ty, được khách hàng luôn tin tưởng và tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu doanh số sản xuất thì doanh nghiệp vẫn tập trung sản xuất hàng gia công với nguyên liệu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng nên lợi nhuận thấp, do đó để đạt được chất lượng ổn định và tăng sản xuất hàng may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng FOB, tiến tới sản xuất sản phẩm theo ODM, chủ động nguyên vật liệu, mẫu mã thiết kế, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Tăng cường công tác thiết kế mẫu, mốt phù hợp thị hiếu của khách hàng: Hàng may mặc là loại hàng hoá có tính mùa vụ và tính thời trang rất cao. Tại một thời điểm và không gian nhất định, thì vấn đề mẫu mã có vai trò rất quan trọng góp phần quyết định sức tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường may mặc. Một sản phẩm may mặc, bên cạnh yêu cầu về chất lượng may, chất liệu vải thì yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng cũng vô cùng quan trọng.
+ Các kết quả nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khâu thiết kế những thông tin, những số liệu về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng thay đổi mốt… ở từng khu vực thị trường của công ty. Trên cơ sở đó, bộ phận thiết kế tại phòng Kỹ thuật sẽ nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với những sự khác biệt của các khu vực thị trường đó. Thông qua các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm mới với khách hàng và biết được phản ứng của họ để có sự điều chỉnh kịp thời.
Vì vậy, công ty cần tập trung mọi nỗ lực vào thiết kế sản phẩm phù hợp với chất lượng khách hàng yêu cầu sẽ giúp công ty rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, chứng tỏ với khách hàng những đặc điểm của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó mang lại. Để hoạt động thiết kế có hiệu quả, trên cơ sở bổ sung bộ phận nghiên cứu phát triển trong phòng Kỹ thuật-KCS, tuyển dụng những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Tạo mọi điều kiện cần thiết như trang thiết bị dùng trong nghiên cứu, hệ
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH May Tinh Lợi thống thông tin, tham quan trong và ngoài nước để có thông tin đầy đủ về sản phẩm, công nghệ, vật liệu mới để nghiên cứu và đề xuất việc sản xuất các dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện có hoặc đầu tư thêm một số công nghệ mới trong khả năng tài chính của công ty. Các hoạt động của bộ phận nghiên cứu phát triển cần phải được liên kết chặt chẽ với các bộ phận sản xuất của công ty, tận dụng triệt để các nguồn lực hiện hữu của công ty để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển.
⇒ Phát huy năng lực sẵn có:
+ Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, đầu tư các thiết bị kiểm soát chất lượng: Áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường; phổ biến, nâng