Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 93)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

a. Những hạn chế, yếu kém

- Mặc dù đã đạt được một số kết quả cụ thể nêu trên, tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn thị xã còn diễn ra chậm và phân tán nhỏ lẻ nên chưa hình thành được những mô hình điểm nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất trên địa bàn, chưa khai thác được hiệu quả các tiềm năng về: Đất đai, thuỷ lợi, thị trường.v.v.cho phát triển kinh tế - XH.

- Việc triển khai ứng dụng KHCN vào sản xuất trên địa bàn còn chưa rộng khắp trên các lĩnh vực. Hiệu quả của việc ứng dụng KHCN còn chưa đáp ứng được

với yêu cầu của mục tiêu đẩy mạnh CNH - HĐH nền kinh tế nên giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông dân còn thấp.

- Thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất còn chậm. - Chưa xây dựng cơ chế, chính sách thu gom rác thải khu vực nông thôn

b. Nguyên nhân của những hạn chế

- - , thiếu

cụ thể nên chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Chính quyền cơ sở còn chưa chủ động trong việc xây dựng nội dung cũng như trong

công tác phố -

điểm trên địa bàn, do vậy nhiều chương trình kinh tế kỹ thuật, mô hình chuyển giao KHCN vào sản xuất được đánh giá là rất hiệu quả song lại không nhân rộng được ra đại trà.

- Do một bộ (chủ yếu là lao động trẻ) trong nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, mặt khác giá vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất vẫn tăng và đứng ở mức cao trong khi đó giá hàng hóa nông sản tăng không tương xứng ...nên các hộ nông dân có xu hướng giảm cả về qui mô và mức đầu tư cho sản xuất.

-

còn thấp, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế nên chưa phát huy được các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho phát triển sản xuất.

Chƣơng 4

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG

4.1. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của thị xã Sông Công

4.1.1. Những căn cứ khoa học để xác định phương hướng

4.1.1.1. Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế nông thôn

Tại Hội nghị lần V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn quan điểm của Đảng ta cụ thể như sau.

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh

đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân

Như vậy, Đảng ta xác định: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Đồng thời tiếp tục khẳng định: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, do vậy phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay

4.1.1.2. Căn cứ vào yêu cầu và tác động của kinh tế thị trường

Quá trình đổi mới kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Việc chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, đòi hỏi tất cả các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực và các đơn vị kinh tế cả khu vực thành thị lẫn nông thôn đều phải hướng tới đảm bảo các yêu cầu của thị trường và tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của nó, đó là:

- Thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu sản phẩm hàng hoá dịch vụ.

- Quan hệ cung - cầu và cạnh tranh chi phối giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, chứ không phải các nhà sản xuất cá biệt chi phối.

- Lợi nhuận tối đa là mục tiêu và là động lực của mọi chủ thể kinh doanh. Để đảm bảo các nguyên tắc trên, phải xác lập CCKT hợp lý, có hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân nói chung và CCKT nông thôn nói riêng sao cho phù hợp với thị trường, chỉ có như thế mới tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Thị trường tác động với “cấp độ” ngày càng tăng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm biến đổi sâu sắc phương thức hoạt động SXKD theo hướng đa canh, đa ngành, kinh doanh tổng hợp, từng bước phá thế độc canh, thuần nông, sản xuất ra khối lượng hàng hoá nông sản ngày càng lớn, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thị trường “đánh thức” các tiềm năng của nền kinh tế nói chung và các nguồn lực kinh tế ở nông thôn nói riêng, cùng với các lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái để đẩy mạnh phát triển nông - lâm - thuỷ sản, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn.

Thị trường cũng thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông thôn theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tạo thêm việc làm để giải quyết tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân ở nông thôn.

4.1.1.3. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của thị xã Sông Công hiện nay

- Với tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của thị xã Sông Công (đất, nước, chế độ thuỷ văn, khí hậu, sinh vật) có đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hoá theo hướng thâm canh, tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nông sản quanh năm, thoả mãn nhu cầu thị trường

- Thị xã Sông Công là một trung tâm đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam tỉnh Thái Nguyên và cách Thành phố Hà Nội 60km nên thị xã Sông Công có nhiều cơ hội để khai thác các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế xã hội.

- Nguồn nhân lực khá dồi dào lại được sự hỗ trợ bổ sung hàng năm của các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề trên địa bàn đây là cơ hội là điều kiện tốt để Sông Công CDCCKTNT nhanh và hiệu quả

4.1.1.4. Căn cứ vào những lợi thế và nguồn lực phát triển do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mang lại

Quá trình hội nhập tạo ra cơ hội giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách trong tiếp cận nguồn vốn, khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực trình độ cao, thị trường được mở rộng…thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Toàn cầu hoá tạo ra sức ép mãnh liệt và gây gắt về cạnh tranh

đối với mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất. Để sản xuất, giao lưu kinh tế trên toàn cầu, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, chiếm giữ chỗ đứng trên thị trường, mỗi nhà kinh doanh không thể chỉ sản xuất cái mình có, mà phải sản xuất cái mà thị trường cần.

Trước thực tế nói trên cũng như trước thời cơ và thách thức đối với nông nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng những vấn đề mang tính toàn cầu, như biến đổi khí hậu, khan hiếm năng lượng, gia tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm trên thế giới, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn và yêu cầu bức thiết của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn mới.

Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã mở ra thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản, đòi hỏi CDCCKTNT phải phù hợp với thị trường mở rộng để phát huy lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

4.1.2. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của thị xã Sông Công

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 7 - 7,5%/năm; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.

- Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản; đảm bảo giao thông thông suốt phấn đấu hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các xóm; Nâng cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.

4.1.3. Quan điểm của thị xã Sông Công năm 2013 - 2015

- - 7,5 % trở lên. - 3%. - /năm. - - /năm. - . - . - - . - 15ha/năm. - 100ha/năm.

4.1.4. Nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu nông - lâ 2013 - 2015

-

:

a.

Bẳng 4.1. Sản xuất cây lƣơng thực có hạt năm 2013 - 2015 ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (%) 1. Cây lƣơng thực có hạt ha 3.600 3.540 3.480 90,6 - Tổng sản lượng tấn 16.080 15.850 15.600 91,8 1.1. Lúa cả năm: - D. tích ha 2.910 2.885 2.860 96,5 - N.suất Tạ/ha 46,5 46,8 47,0 100,5 - S.lượng tấn 13.279 13.183 13.069 96,9 - Lúa đông xuân: - D. tích ha 1.050 1.040 1.030 95,4 - N.suất Tạ/ha 48,4 48,8 49,2 100,6 - S.lượng tấn 5.040 4.992 4.944 96,0 - Lúa mùa: - D. tích ha 1.860 1.845 1.830 97,1 - N.suất Tạ/ha 44,6 44,8 44,8 100,5 - S.lượng tấn 8.239 8.192 8.125 97,5 1.2. Ngô: -D. tích ha 690,0 655,0 620,0 70,6 - N.suất Tạ/ha 40,6 40,7 40,8 101,9 - S.lượng tấn 2.800 2.666 2.531 72,0 70% để phát t - - 2015. b. - - - . - Phát 0,2 - 0,5ha.

c. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vườn đồi theo hướng sản xuất hàng hoá - 38 - 40%. - , 10ha/n > 600ha. - - 18 - 20%. d. - năm 2013 01/10):

Bảng 4.2. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi giai đoạn 2013 - 2015

Năm 2015 (%) - = 3.000 con 61,6 - = 2.300 con 114,8 = 45 - 50% 125,0 - = 26.000 con 146,2 25 - 27% 150,0 - = 462.300 con 128,2 - = 3.300,00 122,2

* Đối với phát triển chăn nuôi lợn:

- Chuyển dịch chăn nuôi lợn theo hướ

. - Tiếp tục đầu tư nâng cấp, các cơ sở hi

.

* Đối với chăn nuôi đại gia súc:

4.700

tiến bộ kỹ thuật

.

* Phát triển chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản:

-

, kh

2013 - -

. + Chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản: -

.

e. , trồng rừng

Tăng cường công tác chỉ đạo trồng rừng và bảo vệ rừng; khai thác diện tích rừng PAM đã đủ tuổi, chỉ đạo kịp thời việc trồng lại rừng ở những nơi đã khai thác e,oặc do thiên tai..., tận dụng quỹ đất để trồng cây phân tán và cây xanh bóng mát

theo đúng quy hoạch, tạo cảnh quan môi trường đô thị, phấn đấu hàng năm trồng bình quân 10 nghìn cây. Diện tích rừng trên địa bàn đến 2015 là 1750 ha, độ che phủ đạt 21%.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 93)