Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3.Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Thị xã Sông Công thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2008 – 2012 trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là năm 2008, 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu nên ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống của nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Uỷ ban nhân dân và sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thị xã, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều được thực hiện đúng tiến độ, nhiều chỉ tiêu dự kiến sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức độ cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; lợi thế của từng ngành, từng địa phương được chú trọng khai thác; năng lực sản xuất của nhiều ngành được nâng lên; môi trường đầu tư được cải thiện; hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng.

- Thị xã Sông Công là trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; Là đầu mối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Thị xã Sông Công với vai trò là đô thị trực thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh; nơi trung chuyển giao thông, giao thương trong tỉnh, trong vùng và liên tỉnh có nhiều tiềm năng cần nâng cấp, xây dựng và phát triển thành thành phố.

- Cơ sở khoa học kỹ thuật: Nằm trên địa bàn với hệ thống các trường Cao đẳng kỹ thuật, dạy nghề có cơ sở vật chất tốt cùng đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đông đảo và chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện để Sông Công đưa nhanh khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với lợi thế này, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh và nền kinh tế nhanh chóng được tri thức hoá.

- Lao động: Lực lượng lao động có 30.800 người chiếm 61,8% dân số, đây là lực lượng lao động dồi dào góp phần lớn cho phát triển nông nghiệp.

- Tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thăm quan các di tích lịch sử Căng Bá Vân, ...

- Có khu công nghiệp tập trung của tỉnh nằm trên địa bàn lên việc.

3.1.3.2. Khó khăn

- Địa hình là vùng núi trung du nên hệ thống giao thông còn chưa hoàn chỉnh nhất là ở khu vực nông thôn - miền núi, đã hạn chế sự phát triển kinh tế của thị xã nhất là trong việc thu hút đầu tư.

- Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

- Nạn phá rừng, tàn phá môi trường, khai thác khoáng sản bừa bãi là nguy cơ nghiêm trọng cho sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)