Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sông Công hiện có số dân là 49.840 người, diện tích tự nhiên là 82,76 km2 với 10 đơn vị hành chính gồm 6 phường là Phố Cò, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang (mới được thành lập năm 2010) và 4 xã Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên. Thuộc vùng ảnh hưởng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội. Thị xã Sông Công là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km và cách Hà Nội 60km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách hồ Núi Cốc 17 km. Nằm trên tuyến đường quốc lộ 3 (tuyến giao thông huyết mạch nối với Thủ đô Hà Nội), qua trung tâm Thành phố Thái nguyên với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng), có đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông, tạo điều kiện gắn liền thị xã Sông Công với các địa bàn khác trong tỉnh, và với các tỉnh lân cận nhằm mở rộng mối liên kết với các đô thị, các khu kinh tế trong tỉnh, trong vùng và cả nước trong thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, giao lưu kinh tế, văn hoá với các địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên, với cả nước và quốc tế.

Với vị trí địa kinh

- xã hội.

3.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Thị xã Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông: có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25-30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò,

.

- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80- 100m; một số đồi cao khoảng 150m và núi thấp trên 300m, phân bố dọc theo ranh giới phía tây Thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

Cảnh quan tự nhiên phối hợp với cảnh quan hình thái địa hình nhân tác (các hồ, đập nhân tạo như hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, đầm Cổ Rắn...) tạo nên cảnh quan nên thơ, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3.1.1.2. Khí hậu

Thị xã Sông Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22-23oC, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình 28- 29oC, nóng nhất lên tới 36,5oC. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 1 khoảng 11oC. Số ngày nắng trong năm là 255 ngày và số giờ nắng trong năm đạt 1.644 giờ, năng lượng bức xạ là 115Kcal/cm², tập trung cao nhất vào các tháng V, VI, VII, VIII.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2330 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng mưa nhiều là tháng VI, VII, VIII, IX với lượng mưa chiếm tới 70 – 80% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại, trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình tháng chỉ từ 17-31 mm.

Do đặc điểm địa hình và các hoàn lưu, trong năm số ngày quang mây rất ít, trung bình khoảng 40 ngày/năm. Ngoài ra, hàng năm Thị xã chịu ảnh hưởng của một vài cơn bão và khoảng 2-3 lần có sương muối.

3.1.1.3. Thủy văn

Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn Thị xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Sông Công chảy qua Thị xã có chiều dài 14,8 km. Ngoài ra trên địa bàn Thị xã còn có suối Thu Quang (xã Vinh Sơn), suối Cầu Gáo (phường Cải Đan) và nhiều suối nhỏ tập trung ở khu vực phía Tây Thị xã.

Trên địa bàn Thị xã Sông Công còn có tới 103,59 ha diện tích mặt nước chuyên dùng với hệ thống các hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), hồ Cổ Rắn (6,2 ha) vừa bổ sung nhu cầu nước cho các mục tiêu sản xuất và sinh hoạt, vừa là các địa điểm thu hút khách du lịch.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Biến động đất đai thị xã Sông Công TK 2008- 2012,

ĐVT: ha

TT LOẠI ĐẤT 2000 2008 2012

2010 ĐC 2010

TỔNG DIỆN TÍCH TN 8364 8364 8276,3 8276,3 0,0

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6316,5 6372,55 6343,1 5842,1 -500,93

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4459,97 4452,44 4372,59 4135,58 -237,01 1.1 Đất trồng cây hàng năm 2752,0 2596,39 2493,42 2349,88 -143,54

Đất trồng lúa 2129,08 2073,74 2022,54 1928,13 -94,41

Đất trồng cây hàng năm khác 560,59 457,41 470,88 421,75 49,13

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1707,97 1856,05 1879,17 1785,7 93,47

1.3 Đất lâm nghiệp 1733,0 1792,22 1890,25 1582,57 307,68 Đất rừng sản xuất 1112,0 1171,22 1655,91 961,57 704,34 Đất rừng phòng hộ 621,0 621,0 222,19 621,0 -398,81 Đất rừng đặc dụng 2,15 2,15 0,0 3 Đất nuôi trồng thủy sản 119,83 124,19 76,64 122,7 -46,0 4 Đất nông nghiệp khác 3,70 3,70 3,57 1,27 2,3 II. 1789,89 1879,91 1873,33 2358,36 -485,03 1. Đất ở 280,68 299,34 429,71 350,79 78,92

Đất ở tại nông thôn 160,12 174,66 252,12 179,06 73,06

Đất ở tại đô thị 120,56 124,68 177,59 171,73 5,86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đất chuyên dùng 1023,78 1089,13 1135,8 1601,25 465,45

2.1 Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp 22,74 22,57 21,08 25,61 4,53

2.2 Đất quốc phòng – an ninh 28,80 27,47 41,21 155,44 -114,23

2.3 Đất khu công nghiệp 40,0 71,29 125,66 272,51 -146,85

2.4 Đất cơ sở SXKD 23,68 19,98 42,14 50,79 -8,65

2.5 Đất SX VLXD, gốm sứ 23,68 19,98 17,99 24,69 -6,7

2.6 Đất có mục đích công cộng 908,56 929,51 887,72 1072,21 -184,49

2.7 Đất có di tích, danh thắng 0,20 0,09 2,35 -2,26

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải 13,51 30,00 -16,49

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,36 2,80 2,93 2,15 0,78

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 34,01 36,84 43,99 46,50 -2,51

5 Đất sông suối và MNCD 449,06 451,80 260,89 357,67 -96,78

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,01 0.01 0,00

III. 257,61 111,54 59,89 75,59 15,70

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2012 tài nguyên đất của Thị xã có 8.276,27 ha, bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích 6399 ha, chiếm 77,32% diện tích tự nhiên của Thị xã, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích 1.896,91 ha (chiến 22,92% diện tích tự nhiên).

- Đất phi nông nghiệp: diện tích 1.817,38 ha, chiếm 21,96% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: hiện có 59,89 ha, chiếm 0,72% diện tích tự nhiên.

Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Thị xã bao gồm 12 loại thổ nhưỡng, trong đó 3 nhóm thổ nhưỡng chính là:

- Nhóm đất phù sa (P): gồm 04 loại chính là đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa ngòi suối; đất phù sa có tầng loang lổ (trên nền feralit, lẫn đất đồi) và đất phù sa gley. Đây là nhóm đất có tầng đất mặt khá dày, độ phì tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả song cần đầu tư thủy lợi, cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ảnh hưởng khi mưa lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới.

- Nhóm đất dốc tụ (L): gồm đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu và đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu; đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước; đất thung lũng biến đổi do trồng lúa nước bị bạc màu và một số diện tích đất cát. Đây là loại đất có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các cây nông, lâm nghiệp, các cây màu, cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc đồng cỏ chăn thả, tuy nhiên cần đầu tư thủy lợi, chăm bón cải tạo đất, chống xói mòn, nguy cơ sạt lở đất.

- Nhóm đất đỏ vàng, nâu vàng (F) ở khu vực gò đồi gồm đất đỏ vàng, nâu vàng trên phiến thạch sét tầng dày; đất đỏ vàng, nâu vàng trên phiến thạch sét tầng trung bình; đất đỏ vàng, nâu vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày; đất đỏ vàng, nâu vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình, phù hợp với trồng cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá tràm; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả...

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ Định Hoá, qua Đại Từ, thị xã Sông Công, Phổ Yên,

rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng Bắc -Nam với tổng chiều dài là 14,8 km. Dòng sông có chiều rộng trung bình là 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông là 1,03%, lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7 m3/s và trong mùa khô là 4,21 m3/s.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã, hệ thống Sông Công có 7 suối

, Thắng Lợi và Cải Đan.

Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc (xây dựng năm 1972) có mặt nước rộng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước nhằm điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12000 ha lúa. Hệ thống thuỷ lợi Hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh Chè, các sông suối, hồ đập nhỏ có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.

Nguồn nước ngầm: Thị xã Sông Công thuộc vùng nghèo nước dưới đất, nguồn nước ngầm hình thành qua quá trình kiến tạo, thuộc phức hệ chứa nước lỗ

hổng, phân bố chủ yếu dọc theo các thung - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, công suất 120-200 m3/ngày. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (có thể xây dựng nhà máy nước, giếng đào, giếng khoan; tuy nhiên dễ bị thẩm thấu ô nhiễm bởi nước mặt).

c. Tài nguyên sinh vật

Thảm thực vật tự nhiên bao gồm các loại cây thân gỗ như thông, họ tre vầu, tầng dưới có cây dây leo và lùm bụi như sim, mua, chồi sể guột, lau lách và các loại cỏ dại. Các loại cây trồng trong nông nghiệp gồm các loại lúa nước, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, rau các loại, cây công nghiệp ngắn ngày gồm có đậu tương, lạc, mía, cây lâu năm có chè và các loại cây ăn quả.

d. Tài nguyên khoáng sản

e. , nhân văn

Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ song thị xã Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp

) Sông Công có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thị xã nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.

Từ thị xã Sông Công có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên như hồ Núi Cốc, làng chè Tân Cương, hồ Thác Bà, Đại Lải, Đồng Mô, hồ Ba Bể... có khả năng thu hút khách quốc tế và khách nội địa.

Cộng đồng nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, giàu bản sắc, đa dạng loại hình, chính vì thế, tài nguyên nhân văn của Thị xã rất độc đáo giàu chất dân gian, với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hàng năm và có 26 di tích văn hóa lịch sử. Người dân Thị xã có truyền thống lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật của thời đại, tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những truyền thống đó tạo nên các giá trị phi vật thể đóng góp cho sự phát triển của Thị xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)