6. Bố cục của luận văn
1.1.4. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể nhất định của mỗi địa phương, mỗi vùng và trong từng thời kỳ nhất định cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự tác động của những nhân tố chủ yếu sau:
1.1.4.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Nhân tố tự nhiên (điều kiện tự nhiên) bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái, nước, đất đai, rừng, biển, tài nguyên khoáng sản khác… có ảnh hưởng đến sự hình thành vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động và ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn không giống nhau. Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn, thì cơ cấu các ngành và cơ cấu vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố tự nhiên, còn cơ cấu thành phần kinh tế thường chịu ít hơn. Các nhân tố đất đai, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp. Bởi vì nông - lâm - thuỷ sản là ngành sản xuất mà đối tượng của nó là thế giới sinh vật, qua đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển triển của các ngành khác trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng có vị trí địa lý khác nhau, do đó điều kiện tự nhiên cũng khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác nhau từ quy mô, số lượng các ngành kinh tế trong nông thôn, đặc biệt là ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các vùng, làm cho quy mô, số lượng của các ngành giữa các vùng cũng khác nhau và chính sự khác nhau về quy mô, số lượng của các ngành sẽ dẫn đến sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các vùng.
Do vị trí địa lý khác nhau, làm cho điều kiện tự nhiên cũng khác nhau. Mỗi một vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi riêng, cho phép phát triển một số ngành sản xuất, tạo ra những lợi thế so với các vùng khác của đất nước. Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng. Các loại vùng này được hình thành do phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, thông qua bố trí các ngành sản xuất trên các vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác các tìm năng và lợi thế riêng của từng vùng.
Xu hướng phát triển vùng kinh tế nông thôn hiện nay là đi sâu vào chuyên môn hoá, tập trung sản xuất nông - lâm - thủy sản để từng bước hình thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá nông - lâm - thủy sản quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trên từng địa bàn theo hướng chuyên môn hoá cao.
Ngoài ra các điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng và tác động tới cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn. Vị trí địa lý thuận lợi và các tài nguyên thiên nhiên phong phú của mỗi vùng là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Nhưng tốc độ phát triển của mỗi thành phần kinh tế ở nông thôn nhanh hay chậm còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nữa.
1.1.4.2. Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội
Có nhiều yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong đó phải kể đến nhân tố cơ bản sau: Thị trường, hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động.
+ Thứ nhất: Nhân tố thị trường
Trong kinh tế thị trường, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch SXKD của các doanh nghiệp, tức sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? là phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
Thị trường không chỉ phản ánh và phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền SXHH, mà bản thân nó lại là nhân tố kích thích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh không ngừng đổi mới kỹ thuật - công nghệ và tổ chức quản lý để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Thị trường cũng có tác động điều tiết các quan hệ kinh tế, góp phần vào việc phân bố tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành, các vùng, hình thành những cân đối kinh tế khách quan trong quá trình phát triển.
Như vậy, trong nền kinh tế hàng hoá, nhân tố thị trường có vai trò quyết định tới sự phát triển triển kinh tế, sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.
C.Mác chỉ rõ: “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi rộng ra thì quy mô sản xuất cũng tăng lên và sự phân công trong sản xuất cũng biến đổi theo”.
Trong nền sản xuất hàng hoá, người ta chỉ sản xuất và đem ra thị trường bán những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thoả đáng. Do vậy, thông
qua quan hệ cung - cầu trên thị trường, mà tín hiệu của nó chính là giá cả thị trường sẽ tác động đến người sản xuất nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.
Xã hội càng phát triển triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao và đa dạng, nó đòi hỏi thị trường phải đáp ứng cho được nhu cầu đó. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phù hợp với xu hướng biến động và phát triển của nhu cầu thị trường. Ngoài nhu cầu về lương thực, thì các nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa, rau quả, thức uống … có xu hướng tăng lên, sẽ tác động đến cơ cấu cây trồng (tăng sản lượng lương thực phục vụ chăn nuôi, tăng trồng cây màu lương thực như: khoai lang, đậu nành, bắp …, phát triển các vườn cây ăn quả, mở rộng các vùng sản xuất rau, đậu …) phát triển đàn gia súc, gia cầm, từ đó làm tăng nhu cầu về các loại hình dịch vụ ở nông thôn. Nhu cầu đời sống con người còn đòi hỏi nhiều sản phẩm ngoài nông nghiệp, tất yếu một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang làm nghề khác, khôi phục và phát triển triển các làng nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp … Như vậy, thị trường đã tác động đến cơ cấu kinh tế nông thôn làm chuyển đổi nền nông nghiệp độc canh, thuần nông sang đa canh, mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
Nói cách khác cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành và biến đổi theo tiến gọi của thị trường, hay nhu cầu của thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế thị trường cũng chứa đựng những tiêu cực tác động đến sản xuất, tín hiệu của thị trường chính là giá cả của thị trường, mà giá cả thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, không dự báo được nhu cầu dài hạn để hướng dẫn lựa chọn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý, dẫn đến vòng lẩn quẩn “ trồng” rồi lại “chặt” ở một số cây trồng, làm kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, kinh tế nông thôn chậm phát triển triển.
Như vậy bản thân thị trường cũng chứa đựng những mặt tích cực, lẫn tiêu cực và đồng thời tác động đến sản xuất, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông thôn. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả, cần phát triển huy tối đa mặt tích cực của thị trường, đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu ổn định sản xuất, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó, làm được điều đó sản xuất sẽ ổn định và kinh tế nông thôn không ngừng phát triển.
+ Thứ hai, nhân tố khoa học và công nghệ:
Ngày nay khoa học và công nghệ trở thành LLSX trực tiếp, nó có vai trò to lớn đối với sự biến đổi của CCKT nói chung và CCKT nông thôn nói riêng, đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển khoa học và công nghệ cùng với khả năng ứng dụng chúng vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn sẽ làm thay đổi chất lượng, năng suất và hiệu quả SXKD. Đặc biệt quá trình CNH, HĐH đang tạo ra sự chuyển biến cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi bật là việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Đây chính là động lực tạo nên sự phát triển mạnh mẽ KT-XH nông thôn.
Nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất như tạo ra giống cây, con mới, công nghệ chế biến vào bảo quản nông sản hàng hoá … sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện phân công lại lao động xã hội ở nông thôn, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, giải quyết việc làm ở nông thôn. Chính sự tác động của khoa học, công nghệ sẽ thúc đẩy quá trình đa dạng hoá cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành nhiều ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, làm biến đổi CCKT nông thôn theo hướng hiện đại và có hiệu quả hơn.
+ Thứ ba, nhân tố con người
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Đây là nhân tố quyết định trong việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, nhưng sự hình thành và biến đổi nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý lại do tác động của con người. Chính con người tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy sự hoàn thiện và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Do vậy cơ cấu kinh tế hoàn thiện đến đâu, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của con người.
Ở những vùng người lao động có trình độ tay nghề cao, có trình độ canh tác cao hơn thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhanh hơn và đặc biệt nó sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại. Ngoài ra mật độ dân số và số lượng lao động của từng vùng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông thôn. Những vùng
có mật độ lao động cao sẽ tạo điều kiện để lựa chọn các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động. Nếu mật độ dân số, mật độ lao động quá cao đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông thôn phải chuyển đổi nhanh nhằm giải quyết việc làm và khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực khác ở nông thôn. Ngược lại, ở những vùng mật độ lao động thấp thì thường chọn những ngành đòi hỏi sử dụng ít lao động.
Ngoài ra, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu kinh tế nông thôn. Những nơi có tập quán canh tác lạc hậu (tập quán du canh, du cư; tập quán sản xuất độc canh, nhờ nước trời …) chắc chắn sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sẽ chậm chạp và gặp khó khăn. Ngược lại, ở những nơi có tập quán truyền thống sản xuất tiến bộ thì việc chuyển đổi kinh tế sẽ thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
+ Thứ tư, nhân tố vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Nếu như con người là nhân tố quyết định, thì vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trong quá trình chuyển đổi, cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ chuyển dịch theo hướng: phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn ngày một tăng lên. Việc phát triển và mở rộng các ngành mới ở nông thôn đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư khá lớn và sử dụng có hiệu quả cao. Nguồn vốn nhà nước đầu tư để phát triển KT-XH ở nông thôn, nguồn tín dụng giành cho phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề mới ở nông thôn là cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ hiện nay thu nhập của cư dân nông thôn còn thấp, chưa đủ sức tích lũy để tự đầu tư cho sự phát triển, mà rất cần sự giúp đỡ của nhà nước. Tuy nhiên nguồn vốn tự tích lũy từ nội bộ ngành nông nghiệp, nông thôn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, phù hợp để khai thác tốt các nguồn lực của khu vực kinh tế nông thôn.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn: Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nông thôn. Kết cấu hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Kết cấu hạ tầng trong nông thôn bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các công trình hạ tầng chủ yếu trong nông thôn gồm: hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống
dịch vụ, hệ thống các công trình giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, nhà ở của dân cư, kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp nông thôn.
Kết cấu hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, chi phối trình độ kỹ thuật và công nghệ,… do đó nó là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng và chi phối sự hình thành, vận động và biến đổi của CCKT nông thôn.
Thực tiễn đã chứng minh, ở những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật phát triển thì ở đó có điều kiện phát triển các ngành chuyên môn hoá, là điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào các ngành kinh tế. Ngược lại, những vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển thì quá trình hình thành và phát triển của các ngành sản xuất, các vùng chuyên môn hoá cũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất vì thế cũng bị kìm hãm.
+ Thứ năm, nhân tố phát triển công nghiệp và đô thị.
Sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới CCKT nông thôn. Bởi lẽ phát triển các khu công nghiệp và đô thị sẽ làm tăng nhu cầu và làm nẩy sinh những nhu cầu mới về các loại sản phẩm, dịch vụ kéo theo sự phân bố lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm cho sản xuất và đời sống ở đô thị. Đây là nhân tố kích thích phát triển nông nghiệp đa dạng và các ngành nghề mới trong nông thôn.
Chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi khối lượng nguyên liệu lớn, hay tốc độ xây dựng đô thị sẽ tác động làm phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nông thôn (gạch, ngói, cát, đá …) Từ đó kéo theo ngành vận tải, thương nghiệp, dịch vụ khác ở nông thôn cũng phát triển, làm biến đổi CCKT nông thôn theo hướng tiến bộ.
Mặt khác, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị tạo ra khả năng cung cấp kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến, cùng với đội ngũ trí thức, các chuyên gia kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực KTNT, góp phần thúc