Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đưa ra những câu hỏi để đánh giá tình hình hiện trạng kinh tế nông thôn ở thị xã Sông Công như:

- Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Sông Công là gì?

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Sông Công diễn ra như thế nào?

- Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của thị xã Sông Công là gì ?

- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tại thị xã Sông Công trong thời gian tới như thế nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Dựa trên những nguồn số liệu sẵn có để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu này có thể được thu thập từ các nguồn sau:

+ Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và các Sông Công: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên - Môi trường, Cục Thống kê tỉnh và Chi cục Thống kê Sông Công. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn để đánh giá, phân tích cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thị xã Sông Công từ năm 2008 đến năm 2012

+ Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành

2.2.2.Phương pháp phân tích

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá nhằm tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.2.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của theo thời gian bao gồm:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i) + Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm.

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

2.2.2.2. Phương pháp chỉ số

Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất

+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lượng của quá trình sản xuất

2.2.2.3. Phương pháp sử dụng mô hình SWOT

Để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình được sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược cũng nhà định hướng cho tương lai.

- S (Strengths): Các điểm mạnh; - W (Weeknesses): Các điểm yếu; - 0 (Oppertunities): Các cơ hội; - T (Threatens): Các thách thức.

Các yếu tố môi trường S. Các điểm mạnh 1- 2- ... W. Các điểm yếu 1- 2- ... O. Các cơ hội 1- 2- .... 1- S1O1 2- S2O2 ... 1- W1O2 2- W2O1 .... T. Các thách thức 1- 2- .... 1- S2T1 ... 1- W1T1 2- ....

Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng như các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phương án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn được phương án tối ưu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí của đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu từ đó phát hiện các xu hướng biến động của đối tượng cần nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Trên cơ sở thu thập thông tin thứ cấp về các thông tin có liên quan tiến hành tổng hợp và phân tích để tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ta sử dụng ba nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Một là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mặt kinh tế bao gồm:

+ Giá trị sản phẩm và tỷ trọng giá trị sản phẩm của các ngành (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ), các bộ phận cấu thành (ngành, vùng, thành phần kinh tế ) KTNT.

+ Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn.

+ Thu nhập bình quân của một lao động và tốc độ tăng của thu nhập bình quân một lao động ở nông thôn.

+ Giá trị sản lượng và tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích hoặc một lao động ở nông thôn.

Ngoài ra người ta còn xét cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn, diện tích và cơ cấu diện tích đất đai, lao động và cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi …, đặc biệt là cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn.

- Hai là: Nhóm chỉ tiêu về mặt xã hội: + Cơ cấu lao động trong các ngành KTNT. + Tỷ lệ hộ đói, nghèo ở nông thôn.

+ Tỷ lệ người được tiếp cận dịch vụ y tế.

+ Các vấn đề về giao thông, thông tin, liên lạc… - Ba là: Nhóm chỉ tiêu về mặt môi trường. Trong đó:

+ Môi trường tự nhiên: Có bị ô nhiễm hay không hoặc khả năng cải thiện như thế nào.

+ Môi trường xã hội: trật tự, an ninh có được đảm bảo không, hay các tệ nạn xã hội có tồn tại và phát triển đồng thời với sự phát triển của KTNT hay đã được đẩy lùi...

Để đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải xem xét cả ba mặt: KT-XH - môi trường, không thể xem nhẹ mặt nào. Đây cũng là tiêu chí để xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại và xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững thân thiện với môi trường.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sông Công hiện có số dân là 49.840 người, diện tích tự nhiên là 82,76 km2 với 10 đơn vị hành chính gồm 6 phường là Phố Cò, Thắng Lợi, Cải Đan, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang (mới được thành lập năm 2010) và 4 xã Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên. Thuộc vùng ảnh hưởng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội. Thị xã Sông Công là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km và cách Hà Nội 60km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách hồ Núi Cốc 17 km. Nằm trên tuyến đường quốc lộ 3 (tuyến giao thông huyết mạch nối với Thủ đô Hà Nội), qua trung tâm Thành phố Thái nguyên với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng), có đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông, tạo điều kiện gắn liền thị xã Sông Công với các địa bàn khác trong tỉnh, và với các tỉnh lân cận nhằm mở rộng mối liên kết với các đô thị, các khu kinh tế trong tỉnh, trong vùng và cả nước trong thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, giao lưu kinh tế, văn hoá với các địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên, với cả nước và quốc tế.

Với vị trí địa kinh

- xã hội.

3.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Thị xã Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông: có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25-30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò,

.

- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80- 100m; một số đồi cao khoảng 150m và núi thấp trên 300m, phân bố dọc theo ranh giới phía tây Thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

Cảnh quan tự nhiên phối hợp với cảnh quan hình thái địa hình nhân tác (các hồ, đập nhân tạo như hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, đầm Cổ Rắn...) tạo nên cảnh quan nên thơ, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3.1.1.2. Khí hậu

Thị xã Sông Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22-23oC, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình 28- 29oC, nóng nhất lên tới 36,5oC. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 1 khoảng 11oC. Số ngày nắng trong năm là 255 ngày và số giờ nắng trong năm đạt 1.644 giờ, năng lượng bức xạ là 115Kcal/cm², tập trung cao nhất vào các tháng V, VI, VII, VIII.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2330 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng mưa nhiều là tháng VI, VII, VIII, IX với lượng mưa chiếm tới 70 – 80% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại, trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình tháng chỉ từ 17-31 mm.

Do đặc điểm địa hình và các hoàn lưu, trong năm số ngày quang mây rất ít, trung bình khoảng 40 ngày/năm. Ngoài ra, hàng năm Thị xã chịu ảnh hưởng của một vài cơn bão và khoảng 2-3 lần có sương muối.

3.1.1.3. Thủy văn

Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn Thị xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Sông Công chảy qua Thị xã có chiều dài 14,8 km. Ngoài ra trên địa bàn Thị xã còn có suối Thu Quang (xã Vinh Sơn), suối Cầu Gáo (phường Cải Đan) và nhiều suối nhỏ tập trung ở khu vực phía Tây Thị xã.

Trên địa bàn Thị xã Sông Công còn có tới 103,59 ha diện tích mặt nước chuyên dùng với hệ thống các hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), hồ Cổ Rắn (6,2 ha) vừa bổ sung nhu cầu nước cho các mục tiêu sản xuất và sinh hoạt, vừa là các địa điểm thu hút khách du lịch.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Biến động đất đai thị xã Sông Công TK 2008- 2012,

ĐVT: ha

TT LOẠI ĐẤT 2000 2008 2012

2010 ĐC 2010

TỔNG DIỆN TÍCH TN 8364 8364 8276,3 8276,3 0,0

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6316,5 6372,55 6343,1 5842,1 -500,93

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4459,97 4452,44 4372,59 4135,58 -237,01 1.1 Đất trồng cây hàng năm 2752,0 2596,39 2493,42 2349,88 -143,54

Đất trồng lúa 2129,08 2073,74 2022,54 1928,13 -94,41

Đất trồng cây hàng năm khác 560,59 457,41 470,88 421,75 49,13

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1707,97 1856,05 1879,17 1785,7 93,47

1.3 Đất lâm nghiệp 1733,0 1792,22 1890,25 1582,57 307,68 Đất rừng sản xuất 1112,0 1171,22 1655,91 961,57 704,34 Đất rừng phòng hộ 621,0 621,0 222,19 621,0 -398,81 Đất rừng đặc dụng 2,15 2,15 0,0 3 Đất nuôi trồng thủy sản 119,83 124,19 76,64 122,7 -46,0 4 Đất nông nghiệp khác 3,70 3,70 3,57 1,27 2,3 II. 1789,89 1879,91 1873,33 2358,36 -485,03 1. Đất ở 280,68 299,34 429,71 350,79 78,92

Đất ở tại nông thôn 160,12 174,66 252,12 179,06 73,06

Đất ở tại đô thị 120,56 124,68 177,59 171,73 5,86

2. Đất chuyên dùng 1023,78 1089,13 1135,8 1601,25 465,45

2.1 Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp 22,74 22,57 21,08 25,61 4,53

2.2 Đất quốc phòng – an ninh 28,80 27,47 41,21 155,44 -114,23

2.3 Đất khu công nghiệp 40,0 71,29 125,66 272,51 -146,85

2.4 Đất cơ sở SXKD 23,68 19,98 42,14 50,79 -8,65

2.5 Đất SX VLXD, gốm sứ 23,68 19,98 17,99 24,69 -6,7

2.6 Đất có mục đích công cộng 908,56 929,51 887,72 1072,21 -184,49

2.7 Đất có di tích, danh thắng 0,20 0,09 2,35 -2,26

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải 13,51 30,00 -16,49

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,36 2,80 2,93 2,15 0,78

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 34,01 36,84 43,99 46,50 -2,51

5 Đất sông suối và MNCD 449,06 451,80 260,89 357,67 -96,78

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,01 0.01 0,00

III. 257,61 111,54 59,89 75,59 15,70

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2012 tài nguyên đất của Thị xã có 8.276,27 ha, bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất nông, lâm, ngư nghiệp: Diện tích 6399 ha, chiếm 77,32% diện tích tự nhiên của Thị xã, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích 1.896,91 ha (chiến 22,92% diện tích tự nhiên).

- Đất phi nông nghiệp: diện tích 1.817,38 ha, chiếm 21,96% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: hiện có 59,89 ha, chiếm 0,72% diện tích tự nhiên.

Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Thị xã bao gồm 12 loại thổ nhưỡng, trong đó 3 nhóm thổ nhưỡng chính là:

- Nhóm đất phù sa (P): gồm 04 loại chính là đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa ngòi suối; đất phù sa có tầng loang lổ (trên nền feralit, lẫn đất đồi) và đất phù sa gley. Đây là nhóm đất có tầng đất mặt khá dày, độ phì tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả song cần đầu tư thủy lợi, cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ảnh hưởng khi mưa lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới.

- Nhóm đất dốc tụ (L): gồm đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu và đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu; đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước; đất thung lũng biến đổi do trồng lúa nước bị bạc màu và một số diện tích đất cát. Đây là loại đất có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các cây nông, lâm nghiệp, các cây màu, cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc đồng cỏ chăn thả, tuy nhiên cần đầu tư thủy lợi, chăm bón cải tạo đất, chống xói mòn, nguy cơ sạt lở đất.

- Nhóm đất đỏ vàng, nâu vàng (F) ở khu vực gò đồi gồm đất đỏ vàng, nâu vàng trên phiến thạch sét tầng dày; đất đỏ vàng, nâu vàng trên phiến thạch sét tầng trung bình; đất đỏ vàng, nâu vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày; đất đỏ vàng, nâu vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình, phù hợp với trồng cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá tràm; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả...

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ Định Hoá, qua Đại Từ, thị xã Sông Công, Phổ Yên,

rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng Bắc -Nam với tổng chiều dài là 14,8 km. Dòng sông có chiều rộng trung bình là 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông là 1,03%, lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7 m3/s và trong mùa khô là 4,21 m3/s.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã, hệ thống Sông Công có 7 suối

, Thắng Lợi và Cải Đan.

Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc (xây dựng năm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)