Các giải pháp về cơ chế các chính sách phát triển kinh tế theo hướng sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 112)

6. Bố cục của luận văn

4.2.8.Các giải pháp về cơ chế các chính sách phát triển kinh tế theo hướng sản xuất

xuất hàng hoá

Để phát huy hiệu quả kịp thời trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Thị xã cần nghiên cứu và xây dựng ban hành một số chính sách cụ thể như sau:

4.2.8.1. Chính sách kinh tế

- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ.

- Chính sách hỗ trợ vốn và trợ giá để phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản và phát triển những sản phẩm mà thị xã chủ trương phát triển mạnh để tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp (như: lạc, đậu tương, chè, cây ăn quả và rau hoa xuất khẩu, chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi hàng hoá).

- Chính sách khuyến khích, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở.

- Xây dựng chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá.

- Chính sách xuất khẩu nông sản nông nghiệp tận dụng cơ hội tiềm năng có cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính sách đất đai “Dồn điền đổi thửa” tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề nông thuê đất hoạt động kinh doanh. Miễn thuế đất cho các cơ sở sản xuất mới hình thành.

4.2.8.2. Chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên

- Rừng, đất và nước cùng gắn bó với thảm thực vật - sinh vật liên quan là các yếu tố quyết định tạo nên cân bằng sinh thái. Do vậy thị xã phải căn cứ tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên, như: có chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; khuyến khích việc trồng rừng, bảo vệ nguồn nước; sử dụng hợp lý nguồn thuốc hoá học bảo vệ thực vật, khuyến khích việc sử dụng thuốc vi sinh vật...

4.2.8.3. Chính sách chăm sóc môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng và văn hoá

Trong điều kiện mà mức hưởng thụ của người dân nông thôn về văn hoá- dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn thấp và quá chênh lệch với thành thị cho thấy rằng có sự đối xử không công bằng đối với nông dân ở nông thôn vì chính họ là người đã đóng góp chủ yếu cho sự tích luỹ phục vụ quá trình công nghiệp và đô thị hoá.

Cải thiện môi trường về sức khoẻ - dinh dưỡng - văn hoá cho người dân nông thôn là nhân tố quyết định của phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 112)