Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phương pháp phân tích

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá nhằm tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.2.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của theo thời gian bao gồm:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i) + Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm.

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

2.2.2.2. Phương pháp chỉ số

Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất

+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lượng của quá trình sản xuất

2.2.2.3. Phương pháp sử dụng mô hình SWOT

Để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình được sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược cũng nhà định hướng cho tương lai.

- S (Strengths): Các điểm mạnh; - W (Weeknesses): Các điểm yếu; - 0 (Oppertunities): Các cơ hội; - T (Threatens): Các thách thức.

Các yếu tố môi trường S. Các điểm mạnh 1- 2- ... W. Các điểm yếu 1- 2- ... O. Các cơ hội 1- 2- .... 1- S1O1 2- S2O2 ... 1- W1O2 2- W2O1 .... T. Các thách thức 1- 2- .... 1- S2T1 ... 1- W1T1 2- ....

Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng như các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phương án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn được phương án tối ưu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí của đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu từ đó phát hiện các xu hướng biến động của đối tượng cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)