Khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành và theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành và theo lãnh thổ

thổ của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2012

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành chuyển dịch với xu hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản.

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy, hải sản, đặc biệt là thị trường xuất khẩu sang EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… các mặt hàng thủy sản đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp của Việt Nam suốt giai đoạn vừa qua, tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Nông - Lâm - Thuỷ sản cả nước. GTSX ngành Thuỷ sản tăng từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% vào năm 2012.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, đặc biệt là khó khăn trong xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…và ảnh

hưởng của dịch bệnh (cúm gia cầm, lợn tai xanh…) tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 giảm từ 79,0% năm 2000 xuống 72% vào năm 2012. Lâm nghiệp giảm tỷ trọng từ 4,8% năm 2000 xuống còn 3,2% trong năm 2012.

Bảng 1.1. Cơ cấu GTSX ngành Nông - Lâm - Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 (%)

Ngành 2000 2005 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp 79 75,4 73,5 72,8 72,4 72,4 72

Lâm nghiệp 4,8 3,4 3,1 3,1 3,2 3,1 3,2

Thủy sản 16,2 21,2 23,4 24,1 24,4 24,5 24,8

Nguồn: Tổng cục thống kê - Niên giám thống kê các năm 2000 - 2012

+ Trong ngành nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế lớn như gạo, cà phê, cao su, điều,…

Ngành trồng trọt: Do năng xuất lúa, ngô liên tục tăng lên nên sản lượng lương thực tăng mạnh qua các năm, đảm bảo vững chắc nguồn cung trong cả nước và tại hầu hết cà địa phương. Nhiều vùng, nhiều tỉnh đã giảm diện tích trồng lúa, chuyển sang phát triển các loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có thị trường và giá trị kinh tế cao hơn.

Cơ cấu cây trồng đó có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, xóa dần tính độc canh cây lương thực, nhất là lúa. Diện tích, sản lượng và tỷ trọng của các loại cây công nghiệp, cây rau ăn quả đều tăng khá mạnh; đặc biệt đã phát triển mạnh một cây công nghiệp, cây ăn quả có năng xuất và hiệu quả kinh tế cao tại các vùng chuyên canh lớn và các trung tâm có điều kiện về chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành chăn nuôi: Do sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…) của thị trường nội địa, bên cạnh đó có sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, các ngành dịch vụ, đã tác động tích cực đến sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm tỷ trọng gia súc cày kéo. Các hình thức chăn nuôi hiện đại với mô hình trang trại, gia trại theo phương thức công nghiệp đã phát triển nhanh chóng, đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở hộ gia đình.

Tỷ trọng GTSX của ngành chăn nuôi không ngừng tăng lên. Năm 2000 GTSX ngành chăn nuôi chiếm 19,3% trong tổng số GTSX toàn ngành, năm 2012 chiếm 21,9%.

Bảng 1.2. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2012 (%) Ngành 2000 2005 2008 2009 2010 2011 2012

Trồng trọt 78,3 78,8 78,2 77 76.3 76,1 76 Chăn nuôi 19,3 19 19,7 20,8 21,6 21,8 21,9 Dịch vụ nông nghiệp 2,4 2,2 2,1 2,2 2,1 2,1 2,1

Nguồn: Tổng cục thống kê- Niên giám thống kê các năm 2000 - 2012

+ Ngành lâm nghiệp: Chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế để bảo vệ, tu bổ và xây dựng vốn rừng; chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang trồng và chăm sóc rừng. Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp giảm dần, GTSX khai thác lâm sản chiếm 4,8% năm 2000, đến năm 2012 vẫn chiếm tới 3,2%.

Ngành thủy sản: Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm trọng khai thác. Trước năm 1986, ngành nuôi trồng ít dược chú trọng phát triển do thiếu thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật hầu như không đáng kể…, chủ yếu là nuôi trồng tự phát trong nhân dân. Trong cơ cấu nội bộ ngành, khai thác chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000 - 2012, ngành nuôi trồng phát triển mạnh mẽ nhờ thị trường tiêu thụ tăng mạnh, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và nhờ vào các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. GTSX ngành nuôi trồng tăng tỷ trọng từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% vào năm 2012.

Cơ cấu sản phẩm nuôi trồng cũng dịch chuyển theo hướng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế loài nuôi như tăng tỷ trọng nuôi tôm, cua ghẹ, ngao, các loại cá da trơn…giảm tỷ trọng nuôi các loài cá nước ngọt, nước lợ khác. Cơ cấu ngành nghề khai thác chuyển dịch theo hướng giảm khai thác gần bờ, giảm các phương tiện khai thác lạc hậu, tận diệt, tăng công suất tầu thuyền, khai thác xã bờ…

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo lãnh thổ có sự chuyển biến rõ nét, ngày một hợp lý hơn gắn liền với việc hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại và các hình thức lãnh thổ nông nghiệp hiện đại, bước đầu khai thác hợp lý và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng lãnh thổ.

Đến nay, Việt Nam đã hình thành được các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, gắn với công nghiệp chế biến, trong đó nổi bật là sản xuất lúa tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (trong đó riêng đồng

bằng sông Cửu Long sản lượng lúa chiếm gần một nửa cả nước); cà phê ở Tây Nguyên; cao su, hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ; chè ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ; Chăn nuôi bò đàn ở Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên,…

Các vùng sản xuất tập trung này đã và đang tạo ra lượng nông sản hàng hóa quy mô lớn cho đất nước: 70% sản lượng lúa gạo hàng hóa, 90% sản lượng cà phê được sản xuất tại Tây Nguyên; 85% sản lượng cao su sản xuất và xuất khẩu là của vùng đông Nam Bộ…

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như vùng nông nghiệp sinh thái, khu nông nghiệp công nghiệp cao, các vành đai nông nghiệp ven đô… và đặc biệt là kinh tế trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp.

Nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ, các quá trình cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có điều kiện ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất, đưa năng xuất, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, nhiều sản phẩm công nghiệp Việt Nam đứng đầu trên thị trường thế giới cả về số lượng và chất lượng như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều…

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)