6. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ta sử dụng ba nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Một là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mặt kinh tế bao gồm:
+ Giá trị sản phẩm và tỷ trọng giá trị sản phẩm của các ngành (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ), các bộ phận cấu thành (ngành, vùng, thành phần kinh tế ) KTNT.
+ Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn.
+ Thu nhập bình quân của một lao động và tốc độ tăng của thu nhập bình quân một lao động ở nông thôn.
+ Giá trị sản lượng và tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích hoặc một lao động ở nông thôn.
Ngoài ra người ta còn xét cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn, diện tích và cơ cấu diện tích đất đai, lao động và cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi …, đặc biệt là cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn.
- Hai là: Nhóm chỉ tiêu về mặt xã hội: + Cơ cấu lao động trong các ngành KTNT. + Tỷ lệ hộ đói, nghèo ở nông thôn.
+ Tỷ lệ người được tiếp cận dịch vụ y tế.
+ Các vấn đề về giao thông, thông tin, liên lạc… - Ba là: Nhóm chỉ tiêu về mặt môi trường. Trong đó:
+ Môi trường tự nhiên: Có bị ô nhiễm hay không hoặc khả năng cải thiện như thế nào.
+ Môi trường xã hội: trật tự, an ninh có được đảm bảo không, hay các tệ nạn xã hội có tồn tại và phát triển đồng thời với sự phát triển của KTNT hay đã được đẩy lùi...
Để đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải xem xét cả ba mặt: KT-XH - môi trường, không thể xem nhẹ mặt nào. Đây cũng là tiêu chí để xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại và xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững thân thiện với môi trường.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN