Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu, thắt chặt chính sách tín dụng thương mại để giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 68 - 70)

dụng thương mại để giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

Nợ phải thu của khách hàng cao gây nên vốn của công ty bị chiếm

dụng nhiều.

- Áp dụng phương thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, nâng cao uy tín với bạn hàng là nhà cung cấp để giảm bớt số tiền phải trả trước cho họ, góp phần giảm bớt các khoản phải thu.

- Xem xét đánh giá việc tăng các khoản phải thu có hợp lý với tình hình vốn của Công ty hay không, từ đó điều chỉnh các khoản phải thu tới mức hợp lý nhất, đảm bảo vốn không bị ứ đọng.

- Thường xuyên đối chiếu công nợ, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn, áp dụng hình thức chiết khấu linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng.

- Phân tích kỹ tình hình tài chính, đặc biệt là khả năng thanh toán và uy tín tín dụng của khách hàng trong con mắt các chủ nợ của họ, để quyết định nên hay không nên bán chịu cho khách hàng. Đồng thời tăng cường công tác thu hồi nợ, nắm rõ tình hình kinh doanh của khách hàng để xác định được thời điểm tốt nhất cho việc thu hồi nợ, giảm rủi ro mất vốn trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

- Cần nâng cao uy tín đối với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, tạo cái nhìn tốt với họ, nâng cao khả năng thanh toán, an toàn về tài chính để họ có lòng tin vào khả năng trả nợ của Công ty, giúp Công ty giảm được những khoản phải trả trước cho họ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn.

- Khi có các khoản nợ quá hạn, không thể đòi được, lại không phải là khách hàng quen thuộc, Công ty có thể sử dụng phương pháp bán nợ cho các Công ty mua nợ nếu có thể.

- Xử lý các khoản nợ khó đòi

Với số nợ khó đòi này, công ty khẳng định số nợ này chắc chắn thu được nên không trích lập dự phòng và đang tích cực đòi nợ tuy nhiên do khoản nợ đã khá lâu do đó công ty cần có chính sách xử lý khoản nợ này Trong trường hợp xấu nhất công ty cần sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp phần thiệt hại, số còn thiếu thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, Công ty phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.

Tăng cường công tác thu hồi nợ, xây dựng chính sách về quản lý các khoản phải thu, tăng tốc độ thu hồi vốn để nhanh chóng thu hồi các khoản “phải thu của khách hàng” bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ luân chuyển vốn và tránh thất thoát vốn.

- Công ty nên có chính sách cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn thanh toán. Tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng của công ty với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ áp dụng những mức chiết khấu khác nhau: Đối với những khách hàng có uy tín và có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn những đối tượng khác và ngược lại.

-Về khoản mục trả trước cho người bán thì trước mắt công ty cần thể

hiện uy tín của mình trước nhà cung cấp, thanh toán đầy đủ đến hạn các khoản nợ nhằm sau này có thể không cần ứng trước tiền hàng hoặc chỉ ứng trước một phần nhỏ nhằm giảm khoản vốn bị ứ đọng, tăng hiệu quả sản xuất của công ty.Đồng thời bên cạnh đó công ty cần tận dụng uy tín của mình để lựa chọn những nhà cung cấp có chính sách tín dụng có lợi cho doanh nghiệp và giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w