Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 57 - 60)

Để đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ta phân tích bảng 16 qua các chỉ tiêu sau:

• Vòng quay vốn kinh doanh: năm 2011, số vòng quay VKD là 1,62 vòng còn năm 2012 là 1,29 vòng/năm, giảm 0,34 vòng tương ứng giảm 20,69%. Điều này có nghĩa là năm 2011, công ty bỏ ra một đồng VKD thì tạo ra 1,62 đồng doanh thu thuần, còn năm 2012, cùng với một đồng VKD đó chỉ tạo ra được 1,29 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 đã bị giảm. Nguyên nhân chính là do vốn kinh doanh tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.

• Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: năm 2011, tỷ suất này có giá trị là 0,72% nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu về thì có 0,0072 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2012, hệ số cao hơn, đạt 0,0074%, tăng 3,06% về tỷ lệ so với năm 2011, tức là vào năm 2012 thì cũng 1 đồng doanh thu thu về đó thì có 0,0074 đồng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là do trong năm 2012, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng và lợi nhuận trước thuế tăng nhanh hơn doanh thu thuần nên kéo theo tỷ suất này tăng.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: năm 2012 so với năm 2011, tỷ suất này giảm 0.03% hay giảm 4,98% về tỷ lệ. Từ năm 2011, tỷ suất LNST/DTT là 0,58% giảm xuống chỉ còn 0,55% vào năm 2012, điều này có nghĩa là vào năm 2011 thì trong 1 đồng doanh thu thuần thu về có 0,0058 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 thì chỉ thu về được 0,0055 đồng. Nguyên nhân là do trong năm tốc độ tăng của doanh thu thuần là 13,43% lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế 7,79%.

• Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất này năm 2012 giảm 0,21% so với năm 2011, từ 1,16% xuống còn 0,95% vào năm 2012. Nghĩa là công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất

kinh doanh thì vào năm 2011, sẽ tạo ra 0,0116 đồng lợi nhuận trước thuế còn năm 2012 chỉ tạo ra 0,0095 đồng lợi nhuận trước thuế.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): ROA năm 2012 cũng giảm so với năm 2011, năm 2011 đạt 0,58%, còn năm 2012 chỉ đạt 0,55% giảm 0,03% tương ứng với giảm 4,98% về tỷ lệ. Điều này có nghĩa là công ty bỏ ra một đồng VKD tham gia sản xuất kinh doanh thì năm 2011 sẽ tạo ra 0,0058 đồng lợi nhuận sau thuế, vào năm 2012 chỉ tạo ra được 0,0055 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh đều tăng trong năm 2012 nhưng vốn kinh doanh tăng mạnh hơn so với sức tăng của lợi nhuận sau thuế, cụ thế là năm 2012 vốn kinh doanh tăng 43,02%, còn lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 7,79%.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): năm 2011 đạt 11,32% nhưng giảm xuống chỉ còn 11.14% vào năm 2012, với tỷ lệ giảm 1,56%, nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra ít lợi nhuận hơn so với năm 2011 là 0,0018 đồng. Để hiểu rõ được nguyên nhân vì sao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ lại giảm trong khi lợi nhuận vẫn tăng, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về chỉ tiêu ROE của Công ty.

ROE và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROE:

ROE là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, vì nó phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của của đồng vốn chủ sở hữu, là phần lợi ích mà họ có thể nhận được nếu đầu tư vào Công ty. ROE là một chỉ tiêu tổng hợp, hiệu quả của nó, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Mặt khác còn phụ thuộc vào việc tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá được sự biến động của ROE người ta sử dụng phương pháp DUPONT, phương pháp này sẽ cho chúng ta thấy sự tác động của hai chính sách lớn của doanh nghiệp đến ROE đó là: Chính sách đầu tư và chính sách tài trợ.

Qua phương pháp DUPONT, các chỉ tiêu tác động đến ROE bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn

bẩy tài chính, tất cả các chỉ tiêu này tác động cùng chiều tới ROE theo công thức sau:

LNST

ROE = x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng ĐBTC Doanh thu thuần

Qua bảng 17 ta thấy được rằng ROE năm 2012 giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do tỷ suất LNST/DTT và vòng quay toàn bộ vốn giảm, còn mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011.

Tỷ suất LNST/DTT trong năm 2012 giảm 4,98% so với năm 2011. Vòng quay vốn kinh doanh năm 2012 giảm 20,69% so với năm 2011.

Chỉ tiêu mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2012 là 15,60 lần, tăng 3,66 lần tương ứng với tăng 30,61%. Nguyên nhân mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này nói lên chính sách tài trợ mà công ty áp dụng, tăng tỷ trọng vốn nợ trong cơ cấu vốn kinh doanh, với mục đích là sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, tăng lợi nhuận trên một đồng vốn chủ.

Tuy nhiên tốc độ tăng của mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2012 không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của tỷ suất LNST/DTT và vòng quay vốn kinh doanh, nên ROE năm 2012 của công ty vẫn giảm. Do đó mục đích dùng đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE của công ty không đạt được, kèm theo đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao dẫn đến các rủi ro tài chính càng cao.

Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 vừa qua giảm hiệu quả so với năm 2011 thông qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời, tỷ suất lợi nhuận của công ty hầu hết đều giảm. Các chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế đều tăng nhưng không đủ bù đắp cho mức tăng của vốn kinh doanh. Kèm theo đó là mức độ sử dụng vốn vay

nhiều, hệ số nợ lớn, không những không phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính mà còn tạo ra rủi ro, áp lực tài chính lên công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w