Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 64 - 65)

Mấy năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang chịu sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2012 tuy đã qua tâm bão khủng khoảng nhưng nền kinh tế vẫn biến động rất bất thường và nền kinh tế của Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Chính phủ và các nhà kinh tế đã và đang cùng các doanh nghiệp cố gắng tìm mọi biện pháp để vực dậy nền kinh tế, trong bối cảnh này, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Bước vào năm 2013, công ty CP Lâm sản Nghệ An hiểu rõ đây vẫn là 1 năm đầy khó khăn, do đó công ty luôn luôn vạch ra những định hướng xác định cụ thể nhằm vượt qua khó khăn và tận dụng tốt các cơ hội do thị trường mang lại.

Ngành Lâm sản là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng không ổn định cho lắm. Nhu cầu tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu, mức sống của người dân. Vì đồ nội thất gỗ đẹp và bền nhưng có giá trị khá lớn so với các mặt hàng cùng loại, làm từ nguyên liệu khác mới được sản xuất gần đây mang nhiều đặc tính nổi trội hơn như gọn nhẹ, dễ lau chùi, không ẩm mốc, cong vênh. Tuy nhiên với các đặc tính của đồ gỗ như đẹp, sang trọng, bền, thói quen sử dụng thì đồ gỗ luôn có một chỗ đứng nhất định trong thị trường. Từ đây công ty cũng xác định được sự cạnh tranh ngày một cao từ các đối thủ khác trong ngành.

Bắt đầu mấy năm gần đây, nhà nước Việt Nam và cả nhà nước bên Lào đều có chủ trương thắt chặt khai thác, vận chuyển buôn bán gỗ qua biên giới, làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của công ty. Đây cũng là một khó khăn lớn mà công ty cần phải có giải pháp để khắc phục triệt để trong tương lai.

Trên cơ sở tình hình như vậy, công ty đã đề ra định hướng và mục tiệu hoạt động trong thời gian tới như sau:

- Định hướng sản phẩm: Xác định kinh doanh đồ nội thất gỗ là lĩnh vực kinh doanh chính tạo nên việc làm, nguồn thu và lợi nhuận cho Công ty. Nhưng tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ như kinh doanh điện máy, điện lạnh. Như vậy giúp cho doanh nghiệp vừa giải quyết việc làm vừa có thêm thu nhập.

Tăng cường thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.

- Về công tác tiêu thụ và thị trường: Củng cố và phát triển thị trường, từng bước điều chỉnh chính sách giá bán phù hợp với biến động chung của nền kinh tế

Đẩy mạnh công tác bán hàng, tập trung vào các mặt hàng chiến lược của Công ty, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị đối với những mặt hàng mới, đẩy mạnh chào hàng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Mở rộng địa bàn ra nhiều tỉnh thành, tăng cường thêm các đại lý bán hàng của công ty. Đồng thời cũng đẩy mạnh việc bán lẻ trực tiếp để khuyếch trương thương hiệu.

- Về tổ chức cơ cấu hoạt động kinh doanh: điều chỉnh lại cơ cấu vốn và nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý với đặc tính SXKD, tạo được nền tảng chắc chắn về tài chính, nâng cao uy tín của công ty trên thương trường.

- Về chính sách đối với người lao động: Tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động hiện có, tuyển mới các kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao. Phát động các phong trào thi đua trong lao động sản xuất kết hợp với việc khen thưởng kịp thời, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, an ninh trật tự, các hoạt động xã hội khác. Cố gắng chăm lo đời sống CBCNV, công việc và thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w