- Ngành nghề kinh doanh.
Đây là điểm xuất phát của doanh nghiệp, có định hướng phát triển trong suốt quá trình tồn tại. Một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn buộc người quản lý phải giải quyết những vấn đề như:
+ Cơ cấu tài sản, mức độ hiện đại của tài sản.
+ Cơ cấu vốn, quy mô vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp + Nguồn tài trợ cũng như lĩnh vực đầu tư.
- Trình độ quản lý tổ chức sản xuất.
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: thể hiện ở khả năng tự tìm tòi sáng tạo trong công việc, tăng năng suất lao động... Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng vốn của doanh nghiệp quyết định phần lớn hiệu quả trong sử dụng vốn.
+ Trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh: đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp. Chỉ trên cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới đem lại những kết quả đáng khích lệ.
+ Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Công cụ chủ yếu để quản lý các nguồn tài chính là hệ thống kế toán tài chính. Nếu công tác kế toán được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến mất mát, chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích... gây lãng phí tài sản đồng thời có thể gây ra các tệ nạn tham ô, hối lộ, tiêu cực... là các căn bệnh xã hội thường gặp trong cơ chế hiện nay.
- Tính khả thi của dự án đầu tư:
Việc lựa chọn dự án đầu tư có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi, sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi được vốn và có lãi và ngược lại khi không tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn đầu tư:
Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay của vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Nắm bắt được các nhân tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2