Những hạn chế cần xem xét.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 61 - 63)

Do hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2012 giảm đi nên qua phân tích trên, ta tổng kết được các hạn chế sau để tìm giải pháp khắc phục.

 Cơ cấu vốn kinh doanh chưa hợp lý: công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng tài sản dài hạn mà chủ yếu là TSCĐ còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản chỉ chiếm 19.11% trong tổng tài sản của công ty vào thời điểm cuối năm 2012, do đó có thể dẫn đến các trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất hiện tại còn thấp, không đáp ứng được tiềm năng sản xuất, sử dụng tối đa năng suất lao động của doanh nghiệp.

 Tỷ trọng máy móc, trang thiết bị trong vốn cố định còn hơi thấp chỉ chiếm 18,62 % vào cuối năm 2011 và có tăng nhẹ lên 22,69 % vào cuối năm 2012 tuy nhiên vẫn ở mức thấp, cần nên đầu tư thêm để phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Bên cạnh đó là hệ số hao mòn TSCĐ còn cao và có xu hướng tăng nên dù trong năm cụ thể hệ số hao mòn trung bình của TSCĐ năm 2011 là 24.34% năm 2012 là 30.67% nhất là hệ số hao mòn của nhà xưởng và máy móc thiết bị xét riêng rất cao luôn lớn hơn 30%, công ty đã đầu tư thêm TSCĐ vào sản xuất kinh doanh nhưng vẫn không đủ bù đắp cho giá trị hao mòn dẫn đến giá trị TSCĐ giảm đi.

 Tỷ trọng nợ phải trả chiếm quá lớn so với vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm 93.60 % vào cuối năm 2011 và 93.58% vào cuối năm 2012 làm cho khả năng tự chủ, đảm bảo về tài chính của công ty rất thấp, rất dễ gặp rủi ro tài chính. Trong điều kiện nền kinh biến động như trong các năm qua, với tỷ trọng vốn chủ sở hữu thế này, để duy trì được uy tín và sức bền của

công ty rất khó khăn. Kèm theo đây là gánh nặng nợ rất lớn cho công ty. Hệ số nợ của công ty cao nhưng chưa phát huy được khả năng khuếch tán ROE của đòn bẩy tài chính.

Trong nợ ngắn hạn thì chủ yếu công ty sử dụng nguồn vay và nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn 90% về tỷ trọng, đây là nguồn tài trợ không nên khuyến khích sử dụng quá lớn vì chi phí sử dụng vốn cao và thời gian sử dụng ngắn, bị bó hẹp.

 Vốn bằng tiền hiện có quá thấp so với trong cơ cấu vốn lưu động, năm 2011 chiếm 2.56% và 3.21% vào cuối năm 2012 dẫn đến khả năng thanh toán tức thời thấp, khả năng linh hoạt ứng phó với các rủi ro tài chính của công ty kém. Cần có biện pháp tăng lượng tiền mặt tới mức hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho công ty được cao hơn, đáp ứng kịp thời những nhu cầu bức thiết cần dùng đến.

 Các hệ số thanh toán của công ty thấp, hầu hết đều thấp hơn 1 và có giá trị rất nhỏ và có xu hướng giảm. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Điều này dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi thị trường biến động. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của Công ty ở mức đó là do sự hạn chế trong kế hoạch ngân quỹ, công tác quản lý tài chính ngắn hạn cần được quan tâm nhiều hơn.

 Hàng tồn kho chiếm tỷ trong cao trong vốn lưu động, cuối năm 2011 chiếm 55.09% và cuối năm 2012 chiếm 53.65% không những làm cho khả năng thanh toán giảm mà còn làm ứ đọng vốn tăng chi phí cho lưu kho và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho lỗi thời, giảm giá, biến chất; chi phí bảo hiểm; chi phí cơ hội về số vốn lưu giữ đầu tư vào hàng tồn kho; chi phí trả lãi tiền vay để mua vật tư, hàng hóa dự trữ; chi phí thuế. Chi phí lưu giữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng tồn kho hoặc bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho hoặc tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ. Chi phí lưu giữ hàng

năm giao động từ 20-45% tính trên giá trị hàng tồn kho cho hầu hết các doanh nghiệp. Ngoài ra có thể gây mất mát hư hỏng, giảm chất lượng thành phẩm.

 Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản đặc biệt nợ phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2012, tăng 492.68% so với đầu năm 2012 cho thấy số vốn bị chiếm dụng của công ty của khách hàng tăng mạnh. Có thể thấy công tác quản lý thu nợ khách hàng kém, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và có thể gặp rủi ro về thanh toán của khách hàng gây thiếu hoặc mất vốn bị chiếm dụng.

 Công ty không lập các quỹ dự phòng hàng tồn kho và quỹ dự phòng nợ phải thu để tránh các rủi ro tài chính thường gặp ở 2 chỉ tiêu này, nhất là trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NGHỆ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần lâm sản nghệ an (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w