Qua bảng số 14, ta thấy được đến cuối năm 2012 thì TSCĐ của công ty
đã hao mòn ở mức vừa phải. Tổng TSCĐ đang sử dụng có số khấu hao lũy kế ở đầu năm 2012 là 5016 triệu đồng, cuối năm 2012 là 7071 triệu đồng, từ đó hệ số hao mòn tăng từ 24,34% vào đầu năm đến cuối năm là 30,67%. Từ đây
giá trị còn lại của TSCĐ tuy tăng từ 15594 triệu đồng lên 15983 triệu đồng nhưng vì giá trị hao mòn lũy kế cao hơn, hệ số hao mòn cao nên phần giá trị còn lại của TSCĐ vào thời điểm cuối năm 2012 chỉ còn từ 75,66% vào đầu năm xuống còn 69,33% tổng nguyên giá. Trong đó:
Nguyên giá của Nhà cửa vật kiến trúc giảm với tỷ lệ là 15,72% mà trong năm lại giá trị hao mòn tăng nên hệ số hao mòn tăng lên từ 35,12% lên 45,08%, làm cho giá trị còn lại giảm từ 3973 triệu xuống 2709 triệu đồng. Máy móc thiết bị có hệ số hao mòn ở đầu năm 2011 là 46,22%, cuối năm giảm xuống còn 37,09% do trong năm công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất. Do đó làm cho giá trị còn lại của máy móc thiết bị tăng từ 2064 triệu đồng lên 3249 triệu đồng.
Phương tiện vận tải truyền dẫn có nguyên giá vào đầu năm 2012 là 10919 triệu đồng, cuối năm 2012 là 12889 triệu đồng. Hệ số hao mòn tăng nhanh từ 12,47% đến 22,22% vào cuối năm 2012. Do tốc độ đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn của công ty năm 2012 cao hơn hệ số hao mòn do đó cuối năm 2012, giá trị còn lại của TSCĐ tăng lên từ 9557 triệu đồng vào đầu năm lên 10025 triệu đồng vào cuối năm.
Qua phân tích ở trên, cho thấy công ty đã đầu tư, đổi mới TSCĐ nhưng lượng đầu tư này không đủ bù đắp cho lượng khấu hao hằng năm nên làm cho giá trị còn lại giảm. Mặt khác, hệ số hao mòn của tổng TSCĐ khá cao, lên tới 30,67% cho thấy TSCĐ đã khấu hao tương đối nhiều nên trong tương lai công ty cũng cần phải chú trọng tới việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao công suất, tránh tình trạng lạc hậu để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải luôn chú trọng tới công tác thu hồi vốn cố định để bảo toàn vốn.