8. Kết cấu của luận văn
2.3.3.1. Tình hình huy động vốn
Với đặc thù là một ngân hàng chính sách, NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các ngân hàng thương mại với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay hiện tại
của NHCSXH. NHCSXH huyện Phú Lộc đã triển khai huy động vốn từ hai nguồn chính, đó là:
+ Vốn huy động có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân: NHCSXH tổ chức huy động vốn trên thị trường theo nguyên tắc thương mại, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì huy động theo lãi suất thị trường trong khi cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn này phải được cấp bù từ NSNN. Do đó, quy mô huy động nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.
+ Nguồn vốn huy động của hộ nghèo vay vốn: Hộ nghèo muốn vay vốn phải gia nhập tổ TK&VV tại địa phương. Các tổ do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các tổ chức CTXH, được UBND cấp xã cho phép thành lập và hoạt động. Các thành viên trong Tổ ngoài việc giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm NHCSXH thông qua Tổ. Việc thực hành tiết kiệm không bắt buộc nhưng được NHCSXH khuyến khích. Tiền tiết kiệm gồm có tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Lãi suất được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Bảng 2.5: Huy động vốn theo đối tượng của NHCSXH huyện Phú lộc
Đơn vị: triệu đồng, % Vốn huy động 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng 978 2.581 5.272 10.069 Từ tổ TK & VV 978 100 2.006 77,8 2.627 49,8 6.544 64,9 Từ dân cư 0 575 22,2 2.646 50,2 3.525 34,1
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH huyện Phú Lộc)
Qua bảng 2.5 cho thấy, nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Phú Lộc liên tục tăng trưởng qua các năm, nguồn vốn của NHCSXH tăng chủ yếu từ nguồn vốn huy động tiết kiệm từ tổ TK & VV và năm 2014 nguồn huy động tiết kiệm từ
dân cư tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy NHCSXH ngày càng làm tốt công tác huy động nguồn vốn huy động tại địa phương
- Vốn huy động từ tổ TT & VV: Năm 2014 là 6.544 triệu đồng, tăng 6.502 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 3.917 triệu đồng so với năm 2013. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của các hộ vay thông qua tổ TK & VV tăng mạnh qua từng năm, đây là một trong những chính sách thu hút nguồn vốn nhằm một phần nâng cao ý thức tiết kiệm của hộ vay vốn để tích lũy một phần thu nhập trả nợ dần theo phân kỳ trả nợ. Các tổ TK & VV đều có quy ước hoạt động của tổ trong đó việc đóng tiết kiệm hàng tháng là một trong những nguyên tắc để được vay vốn và thông qua các buổi họp tổ, ban quản lý tổ cùng với cán bộ hội đoàn thể đều vận động hộ vay tích lũy một phần thu nhập để đóng tiết kiệm. Vì vậy dư nợ tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK & VV tăng mạnh trong những năm gần đây.
-Vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 không huy động tiết kiệm dân cư; năm 2012 huy động được 575 triệu đồng. Đến năm 2014 nguồn vốn này huy động được 3.525 triệu đồng, nguồn vốn này tăng nhanh do Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc đã có biện pháp tuyên truyền đến các hộ dân cư. Nguồn vốn này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu hút do NHCSXH chưa tham gia hệ thống thanh toán liên hàng nên chưa thu hút được khách hàng mở tài khoản thanh toán, một nguyên nhân khác nữa là mức lãi suất tiết kiệm chưa hấp dẫn và linh hoạt như các Ngân hàng thương mại khác