8. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Các hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Phú Lộc
2.2.4.3. Tình hình uỷ thác qua các tổ chức chức chính trị- xã hội
Do địa bàn hoạt động của NHCSXH huyện Phú Lộc rộng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tượng thường nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn, nên NHCSXH huyện Phú Lộc thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức uỷ thác cho vay. Việc uỷ thác cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận uỷ thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH. Hiện nay, NHCSXH đã ký văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội: Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh huyện Phú lộc. NHCSXH uỷ thác 06 công đoạn công việc cho tổ chức chính trị - xã hội gồm: Thông báo phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi tới các đối tượng chính sách, hướng dẫn thành lập và quản lý Tổ TK&VV, nhận và thông báo danh sách hộ được vay vốn, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, tổ chức tập huấn.
Các chương trình tín dụng và khối lượng công việc do NHCSXH huyện Phú Lộc uỷ thác ngày càng tăng. Năm 2003, chỉ có cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm với 38.178 triệu đồng, đến 31/12/ 2014, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác 11 chương trình vay vốn với dư nợ đạt 212.473 triệu đồng.
Bảng 2.2: Tình hình uỷ thác qua các tổ chức chức chính trị- xã hội
Đơn vị: Tổ, Nghìn hộ, Tỷ đồng Tổ chức chính trị - xã hội Thực hiện đến 31/12/2014 SốTổ TK&VV Số hộ vay vốn Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ (%) Hội Phụ nữ 159 6.321 105.567 1.431 1,35
Hội nông dân 131 4.844 89.957 1.567 1,74
Hội Cựu chiến binh 19 430 10.133 56 0.55
Đoàn thanh niên 9 323 6.816 80 1.17
Tổng cộng 325 11.918 212.473 3.134 1,47
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH huyện Phú Lộc)
Thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện, phòng giao dịch đã tiến hành ủy thác hầu như toàn bộ dư nợ đến 4 tổ chức chính trị xã hội, trong đó hội liên hiệp phụ nữ có dư nợ cao nhất 105.567 triệu đồng và nợ quá hạn chiếm 1,35% trong tổng dư nợ và tiếp đến là hội nông dân với 89.957 triệu đồng và nợ quá hạn 1.74% trong tổng dư nợ.
2.2.4.4. Tình hình phát triển mạng lưới cho vay
Bảng 2.3: Tình hình phát triển mạng lưới cho vay của NHCSXH
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Điểm giao dịch Điểm 18 18 18 18
Số xã có tổ TK Xã 18 18 18 18
Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã Hội 60 62 62 64
Số tổ TK & VV Tổ 405 389 325 318
TV tổ TK & VV TV 13.298 13.071 12.013 11.918
Qua bảng 2.4 cho thấy số tổ và số thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn giảm dần qua các năm. Số tổ tiết kiệm và vay vốn năm 2014 giảm 109 tổ so với năm 2010 là do NHCSXH thực hiện công tác kiện toàn tổ, đã thực hiện việc sáp nhập các tổ lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Số tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn năm 2014 giảm 1.756 thành viên so với năm 2010. Đây là kết quả của việc củng cố tổ và sắp lại hộ vay chỉ có một người đại diện đứng ra vay vốn. Số điểm giao dịch cấp xã tăng 2 điểm, như vậy hiện nay 18/18 xã trong toàn huyện đã có điểm giao dịch và hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã, thị trấn được xem là hoạt động chính của NHCSXH, không có xã trắng về hoạt động cho vay của NHCSXH. Tổng số hội đoàn thể xã thực hiện hợp đồng ủy thác cho vay từng phần với NHCSXH tăng 6 hội đoàn thể xã, thị trấn; chứng tỏ hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách với phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể ngày càng phát triển, trở thành phương thức cho vay chính của NHCSXH.
Trong thời gian vừa qua, NHCSXH huyện Phú Lộc đã rất chú trọng việc kiện toàn và củng cố tổ TK &VV, đặc biệt năm 2013 thực hiện văn bản số 1365/NHCS- TDNN về việc kiện toàn lại hoạt động của tổ TK & VV, Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc đã tiến hành rà soát 100% tổ TK & VV, trong đó chú trọng đến các công việc: xác nhận lại danh sách tổ viên, thông qua quy ước hoạt động của tổ, bầu lại Ban quản lý Tổ nhằm đảm bảo với quy định của NHCSXH. Và đối với những tổ hoạt động yếu kém, Ngân hàng CSXH huyện đã tiến hành công tác đào tạo, hướng dẫn và đưa vào sinh hoạt tổ nề nếp, còn đối với những tổ có nợ quá hạn trên 2% đã tiến hành phân tích nguyên nhân, đánh giá khả năng thu hồi từng khoản nợ và thực hiện việc xử lý, thu hồi nợ. Những tổ có dấu hiệu xâm tiêu, vay ké; Tổ không đủ hoặc vượt số tổ viên theo quy định; Tổ TK & VV liên thôn; Tổ chưa đảm bảo tổ viên theo cụm dân cư liền kề thì đã tiến hành củng cố, kiện toàn theo hướng dẫn của Tổng giám đốc tại văn bản 1617/NHCS_TD ngày 28/08/2007 về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ.
2.3. HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH TT HUẾ
2.3.1. Những vấn đề chung cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
a. Đối tượng và điều kiện được vay vốn
Là hộ nghèo có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi NHCSXH đóng trụ sở.
Hộ nghèo phải có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã, phường theo tiêu chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao Động -Thương Binh - Xã Hội công bố theo từng thời kì.
Hộ vay không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ TK&VV, được tổ bình xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi mối quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cho NHCSXH.
b. Mức cho vay hộ nghèo
- Mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng /1 hộ.
c. Quy trình thủ tục vay vốn (1) (6) (7) (8) (2) (4) (3) (5)
Sơ đồ 2.2: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Khách hàng Tổ chức chính trị xã hội UBND xã NHCSXH
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Chú thích:
1. Khách hàng viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn
2. Tổ vay vốn bình xét hộ được vay và gửi danh sách đề nghị vay vốn lên Uỷ ban nhân dân (UBND) xã.
3. UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ tiết kiệm và vay vốn.
7. Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.
d. Lãi suất và thời hạn cho vay
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ tướng chính phủ quyết định từng thời kỳ
Bảng 2.4: Lãi suất cho vay (% tháng)
Lãi suất cho vay hộ nghèo
01/06/2003- 31/12/2005 01/01/2006- 30/06/2007 Từ 01/07/2007 đến nay Các xã vùng III, xã đặc biệt khó khăn 0.45% 0.6% 0.65% Các xã còn lại 0.5% 0.65% 0.65%
Riêng lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất cho vay trong hạn.
- Thời hạn cho vay
Tùy theo mục đích vay vốn, chu kì SXKD, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng mà quy định thời hạn vay là ngắn hạn: 12 tháng; trung hạn: từ 12- 60 tháng.
2.3.2. Những biện pháp mà NHCSXH Phú Lộc đã triển khai nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo trong thời gian qua hiệu quả cho vay hộ nghèo trong thời gian qua
- Thứ nhất, tranh thủ sự chỉ đạo, phối kết hợp của các cấp từ NHCSXH Trung ương, cấp ủy Đảng, chỉnh quyền địa phương từ tỉnh đến xã, phường và sự phối kết hợp các sở ban ngành, và các tổ chức hội nhận ủy thác trong việc chỉ đạo và giám sát triển khai cho vay và quản lý nguồn vốn vay.
- Thứ hai, xây dựng được các mạng lưới rộng khắp trong toàn huyện, như có 400 tổ TK&VV, hàng trăm cán bộ tổ chức hội cơ sở, đó là nguồn lực lớn trong việc triển khai cho vay cũng như giám sát kiểm tra và quản lý nguồn vốn vay. Với nguồn lực trên đã giúp cho Ngân hàng triển khai tốt các chính sách tín dụng đến với người vay, đồng thời cũng giúp Ngân hàng trong việc kiểm tra, kiểm soát về công tác quản lý nguồn vốn vay dưới cơ sở.
- Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo cán bộ của các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ cấp xã, tổ TK&VV cũng như cán bộ NH. Để thành công trong công tác hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua thì yếu tố đào tạo nguồn nhân lực được NHCSXH rất quan tâm, thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm nhằm cũng cố và trang bị thêm kiến thức cho các tổ chức hội nhận ủy thác, cán bộ ban xóa đói giảm nghèo xã, các tổ TK&VV cũng như cán bộ Ngân hàng mới được tuyển dụng.
- Thứ tư, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì quan tâm công tác tuyên truyền nên các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đều được nhân dân đón nhận kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân phát triển kinh tế cũng như niềm tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Thứ năm, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tạo điều kiện tốt nhất cho hộ vay và áp dụng công nghệ mới vào chương trình hoạt động để quản lý được tốt hơn.
Nhờ cải cách thủ tục đơn giản, nên hộ nghèo và các đối tượng chính sách hài lòng với thủ tục vay của ngân hàng, cũng như phương pháp làm việc. Từ những cải cách trên nên NHCSXH chi nhánh tỉnh đã về tận UBND các xã mỡ điểm giao dịch
hàng tháng, tạo đều kiện thuận lợi cho nhân dân đến giao dịch cũng như tăng thêm sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc triển khai cho vay và quản lý tốt nguồn vốn vay.
- Thứ sáu, hằng năm NHCSXH huyện đã tham mưu cho Ban đại diện , các ban ngành, hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm dưới cơ sở. Nhờ công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên nên chất lượng tín dụng kiểm soát rất tốt, đối tượng cho vay đúng quy định, hiệu quả nguồn vốn mang lại cao.
- Thứ bảy, để tạo đều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách về nguồn vốn phát triển kinh tế, NHCSXH huyện thường xuyên quan tâm đến công tác xử lý rủi ro với nguyên nhân khách quan khi hộ vay gặp phải, tạo đều kiện tốt nhất để giúp cho hộ vay tiếp tục phục hồi sản xuất và không để tình trạng tái nghèo diễn ra.
2.3.3. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú lộc.
Qua hơn 10 năm hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện. Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành nơi đáng tin cậy cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn xóa đói, giảm nghèo và tạo công ăn việc làm ổn định tại địa phương.
Với phương châm: Ở đâu khó, ở đó có Ngân hàng chính sách, hơn 10 năm hoạt động Ngân hàng CSXH đã cho vay gần 3.000 lượt hộ nghèo vay vốn và thoát nghèo với số tiền cho vay hơn 100 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng chính sách đã trở thành một công cụ xóa đói, giảm nghèo tại đại phương và đảm bảo an an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm xuống còn 6,52%. Vốn tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã giúp họ vươn lên thoát nghèo bằng việc sử dụng vốn tăng gia sản xuất, chi phí học tập, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất biết tính toán làm ăn và đã biết tích lủy để dành quyết tâm vượt nghèo.
2.3.3.1. Tình hình huy động vốn
Với đặc thù là một ngân hàng chính sách, NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các ngân hàng thương mại với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay hiện tại
của NHCSXH. NHCSXH huyện Phú Lộc đã triển khai huy động vốn từ hai nguồn chính, đó là:
+ Vốn huy động có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân: NHCSXH tổ chức huy động vốn trên thị trường theo nguyên tắc thương mại, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì huy động theo lãi suất thị trường trong khi cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn này phải được cấp bù từ NSNN. Do đó, quy mô huy động nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.
+ Nguồn vốn huy động của hộ nghèo vay vốn: Hộ nghèo muốn vay vốn phải gia nhập tổ TK&VV tại địa phương. Các tổ do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các tổ chức CTXH, được UBND cấp xã cho phép thành lập và hoạt động. Các thành viên trong Tổ ngoài việc giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm NHCSXH thông qua Tổ. Việc thực hành tiết kiệm không bắt buộc nhưng được NHCSXH khuyến khích. Tiền tiết kiệm gồm có tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Lãi suất được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Bảng 2.5: Huy động vốn theo đối tượng của NHCSXH huyện Phú lộc
Đơn vị: triệu đồng, % Vốn huy động 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng 978 2.581 5.272 10.069 Từ tổ TK & VV 978 100 2.006 77,8 2.627 49,8 6.544 64,9 Từ dân cư 0 575 22,2 2.646 50,2 3.525 34,1
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH huyện Phú Lộc)
Qua bảng 2.5 cho thấy, nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Phú Lộc liên tục tăng trưởng qua các năm, nguồn vốn của NHCSXH tăng chủ yếu từ nguồn vốn huy động tiết kiệm từ tổ TK & VV và năm 2014 nguồn huy động tiết kiệm từ
dân cư tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy NHCSXH ngày càng làm tốt công tác huy động nguồn vốn huy động tại địa phương
- Vốn huy động từ tổ TT & VV: Năm 2014 là 6.544 triệu đồng, tăng 6.502 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 3.917 triệu đồng so với năm 2013. Nguồn tiền