Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Yếu tố bên trong

- Do NHCSXH mới thành lập, tỷ lệ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn chiếm khoảng trên 80%, nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai các hoạt động nghiệp vụ.

- Vì mới thành lập nên phương tiện làm việc cũng như công nghệ chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu trong công việc.

- Là một tổ chức tín dụng đặc thù mới thành lập nên kinh nghiệm trong quản lý điều hành chưa nhiều; có quy định, quy trình thay đổi nhiều lần làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

- Ngân hàng Chính sách xã hội về hình thức là một tổ chức tín dụng của Nhà nước có tư cách pháp nhân nhưng trong hoạt động còn chịu sự tác động của nhiều phía như: chế độ tài chính phụ thuộc Bộ tài chính, quy trình nghiệp vụ phụ thuộc Ngân hàng nhà nước và một số bộ ngành có liên quan; việc cho vay ủy thác đôi khi còn bị động về phía lựa chọn đối tượng cho vay nên khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành.

- Các chương trình cho vay điều do Chính phủ chỉ định nên NHCSXH không chủ động được các đối tượng cho vay.

- Yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH, sự biến động của giá cả, sự diễn biến phức tạp của thị trường hàng hoá, thị trường xuất khẩu…làm cho một số mặt hàng của người nghèo sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; hoạt động kinh doanh của hộ nghèo còn manh mún, nhỏ lẻ… tất cả những điều này làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng trong NHCSXH.

- Sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan ban ngành vẫn chưa đồng bộ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng. Nên nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác cho vay và quản lý nguồn vốn vay nên ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn vay.

2.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC.

2.5.1. Cơ sở lí luận của việc điều tra xã hội hoạt động cho vay hộ nghèo

NHCSXH ra đời nhằm phục vụ cho mục tiêu quốc gia XĐGN, an sinh xã hội; hoạt động của NHCSXH không tránh khỏi một số ý kiến không đồng tình của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo về một vấn đề nào đó. Để đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo cần thu thập những thông tin đánh giá từ chính đối tượng được thụ hưởng.

2.5.2. Kế hoạch điều tra

2.5.2.1 Mục đích điều tra: Đánh giá việc sử dụng đồng vốn của hộ nghèo, nhận xét của hộ nghèo đối với hoạt đông cho vay, tác động của hoạt động cho vay hộ nghèo của hộ nghèo đối với hoạt đông cho vay, tác động của hoạt động cho vay hộ nghèo đối với chương trình giảm nghèo huyện, tỉnh.

2.5.2.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng bản câu hỏi điều tra soạn sẵn.

2.5.2.3. Qui mô điều tra: Điều tra trong phạm vi tỉnh huyện Phú lộc với N (số hộ nghèo vay vốn toàn tỉnh) với n=100 hộ nghèo vay vốn toàn tỉnh) với n=100 hộ

2.5.2.4. Nguyên tắc điều tra: Chọn một số xã, thị trấn có tính đặc điểm riêng của từng địa phương, sau đó thu thập số hộ nghèo của xã, thị trấn đó. từng địa phương, sau đó thu thập số hộ nghèo của xã, thị trấn đó.

2.5.2.5: Thời gian thực hiện điều tra: từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2014.

2.5.2.6. Đối tượng điều tra: Hộ nghèo có vay vốn của NHCSXH

2.5.3. Kết quả điều tra qua bảng khảo sát và báo cáo kết quả xử lý như sau

Bảng 2.14. Mối quan hệ giữa mức vay và hiệu quả vay vốn

ĐVT: Triệu đồng/hộ

Mức vay Mức sống hộ nghèo sau khi vay Tổng Cải thiện Bình thường Khó khan

1. Mức vay đến 7 triệu Tỷ lệ % 5 20 25 20 80 100 2. Mức vay 10 triệu Tỷ lệ % 8 10 18 44 56 100 3. Mức vay 15 triệu Tỷ lệ % 2 5 15 22 9 22 69 100 4. Mức vay 20 triệu Tỷ lệ % 8 2 10 80 20 100 5. Mức vay >20triệu Tỷ lệ % 20 5 25 80 20 100

Qua bảng trên cho ta thấy, mức vay đến 7 triệu đồng triệu đồng hiệu quả mang lại rất thấp, không tác động mạnh đến cải thiện thu nhập và đời sống, hộ vay cảm thấy bình thường chiếm tỷ lệ 20%, hộ vẫn còn khó khăn chiếm tỷ lệ 80%; nhưng mức vay từ 15 triệu đồng đến 20 triệu, thì hiệu quả mang lại đã được cải thiện và mức vay từ 20 triệu đồng trở lên thì hộ nghèo đã có đủ vốn và SXKD có hiệu quả cao hơn và tỷ lệ đến 80%; và góp phần cho hộ nghèo tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống, thanh toán nợ đúng hạn và vươn lên thoát nghèo bền vững.

2.5.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa mục đích sử dụng vốn và hiệu quả vay vốn

Qua đánh bảng đều tra cho ta thấy, hầu hết các hộ nghèo tại huyện Phú lộc vay vốn đầu tư vào sản xuất và chăn nuôi hỗn hợp. Qua đều tra cho thấy 50% là đầu tư vào sản xuất và chăn nuôi hỗn hợp ,10% đầu tư vào chăn nuôi, 20% đầu tư vào buôn bán nhỏ và 10% đầu tư vào lĩnh vực khác là nuôi trồng thủy sản và kết quả cho thấy rằng những hộ nghèo vay vốn đầu tư vào buôn bán, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp thì hiệu quả nguồn vốn mang lại cao hơn và ổn định hơn; còn những hộ đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì thu nhập không ổn định, bấp bênh nên vươn lên thoát nghèo rất khó khăn.

2.5.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa thời hạn vay vốn và hiệu quả vay vốn

Đa số vốn vay hiện nay tại NHCSXH huyện Phú lộc được đầu tư vào sản xuất và chăn nuôi hỗn hợp, thời hạn áp dụng cho vay hiện nay tại Ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay trung hạn. Dư nợ cho vay trung hạn chiếm trên 75%. Theo kết quả khảo sát cho thấy, thời gian vay vốn chủ yếu từ 2-3 năm là thời gian phù hợp cho hầu hết các hộ nghèo, với thời gian dài tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nguồn vốn sử dụng ổn định, hiệu quả nguồn vốn mang lại cao hơn, hộ vay yên tâm sản xuất, không bị ép bán sản phẩm để trả nợ NH.

2.5.3.4. Phân tích cảm nhận của hộ nghèo về quy trình, thủ tục vay vốn và lãi suất tại NHCSXH huyện Phú Lộc suất tại NHCSXH huyện Phú Lộc

Bảng 2.15. Cảm nhận của hộ nghèo về quy trình, thủ tục vay vốn và lãi suất tại NHCSXH huyện Phú Lộc Đặc điểm Mức độ Cảm nhận thủ tục, quy trình Đơn giản: 75% Rất đơn giản: 17% Phức tạp: 8% Cảm nhận lãi suất Quá cao: 0% Cao: 25% Vừa phải: 75% Thấp: 0%

Qua bảng trên cho thấy, quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú lộc chiếm trên 90% là hài lòng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu; còn lại dưới 10% số hộ phàn nàn còn phức tạp, nhiều giấy tờ. Như vậy công tác thủ tục và quy trình trong quá trình bình xét, phê duyệt cho vay của NH rất thuận lợi, thời gian từ khi bình xét đến khi hoàn thiện thông báo giải ngân không quá 3 ngày, đó là sự nỗ lực của NHCSXH huyện Phú lộc trong thời gian qua.

Bên cạnh đó về lãi suất cho vay đa số chiếm tỷ lệ cao trên 70% bằng lòng với lãi suất, 25% còn phàn nàn lãi suất còn cao. Như vậy, đối với lãi suất cho vay của

NHCSXH đã phù hợp với tình hình chung, hộ vay cảm thấy chấp nhận được, phù hợp với hộ nghèo để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

2.5.3.5. Phân tích chất lượng hoạt động của tổ TK & VV, hội đoàn thể và chính quyền địa phương

Bảng 2.16. Chất lượng hoạt động của tổ TK & VV, hội đoàn thể và chính quyền địa phương

Đặc điểm Mức độ

Cảm nhận về việc bình xét cho vay tại tổ TK & VV

Dân chủ, công khai: 70% Chưa dân chủ, công khai: 17% Mang tính hình thức: 10% Cần thay đổi : 3%

Cảm nhận về việc kiểm tra, giám sát của Tổ trưởng, Hội đoàn thể

và chính quyền địa phương.

Có: 65% Không:10%

Thỉnh thoảng: 25%

Cảm nhận về tính tương trợ của các thành viên trong tổ

Cao: 75% Thấp:15%

Bình thường:15%

Đôn đúc thu hồi nợ, hướng dẫn thủ tục xử lý nợ

Có và kịp thời: 75%

Có nhưng không kịp thời:20% Không có: 5%

Qua bảng trên cho thấy, chất lượng hoạt động của tổ TK & VV còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi về cả tư duy và nhận thức. Khảo sát cho thấy, trên 20% việc bình xét cho vat tại tổ là mang tính hình thức, chưa dân chủ công khai, một số ít cho rằng cần thay đổi cách thức sinh hoạt tổ TK&VV hiện nay. Các thành viên trong tổ vẫn chưa sự tương trợ lẫn nhau, khảo sát cho thấy gần 30% là chưa có sự tương trợ

lẫn nhau trong việc hướng dẫn cách sử dụng vốn có hiệu quả, đôn đúc lẫn nhau trong việc trả nợ đúng hạn, trả nợ quá hạn.

Công tác quản lý vốn vay của các cấp hội đoàn thể và chính quyền địa phương vẫn còn lỏng lẻo, ỷ lại vào ngân hàng. Chưa có sự giám sát trong sử dụng vốn và đôn đốc trả nợ đúng hạn. Khảo sát cho thấy 35% vẫn chưa có giám sát trong việc sử dụng vốn vay, gần 25% chưa có đôn đúc và trả nợ đúng hạn. Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Lộc.

2.5.3.6. Phân tích hiệu quả về công thu tiết kiệm đối với việc trả nợ đúng hạn

Việc NHCSXH triển khai công tác thu lãi, thu tiết kiệm hiện nay đã góp phần vào giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng, giảm áp lực cho hộ vay khi trả đến hạn. Tuy nhiên, đối với hộ nghèo việc định kỳ 6 tháng chuyển tiết kiệm trả gốc 1 lần cũng gây thiệt thòi cho hộ vay, đặc biệt là những hộ có mức đóng tiết kiệm hàng tháng lớn.

Qua khảo sát có tỷ lệ trên 50% cảm thấy phù hợp với cách thu tiết kiệm hàng tháng và có tỷ lệ 50% trả nợ đúng hạn.

2.5.4. Những tồn tại ảnh đối với công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Lộc Phú Lộc

* Về chất lượng hoạt động của tổ TK&VV:

Phương thức cho vay của NHCSXH là uỷ thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động tín dụng thông qua tổ TK&VV được hình thành theo thôn, tổ dân phố. Chất lượng hoạt động của tổ không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng. Tổ hoạt động kém, không sinh hoạt tổ theo định kỳ, bình xét cho vay không công khai, dân chủ, thành viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không giúp đỡ nhau trong việc dự kiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả hơn, vừa có thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình, sớm thoát nghèo vừa có đủ khả năng để trả nợ vốn vay. Các thành viên trong tổ TK&VV chưa kiên quyết trong việc bình xét cho vay tại tổ, chưa giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa tạo ra sức ép của tổ đối với cá biệt hộ vay vốn có nợ quá hạn, nợ chây ỳ; một số hộ ý thức trả nợ kém.

* Về năng lực quản lý, điều hành của các đơn vị nhận uỷ thác:

Thực hiện văn bản thoả thuận về việc uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý và điều hành của các cấp Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên là cực kỳ quan trọng có tác động rất lớn đến việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Nơi nào có sự chỉ đạo việc thành lập, củng cố hoạt động của tổ TK&VV, đúng quy trình, duy trì sinh hoạt tổ định kỳ, bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng vốn vay hiệu quả và xử lý dứt điểm các trường hợp phát sinh nợ xấu, nơi đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, ở những nơi các cấp hội nhận uỷ thác cho vay, không có sự kiểm tra, kiểm soát và không tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương để chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy kém hiệu quả, nguyên nhân rủi ro tín dụng cao.

* Một bộ phận cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí đôi lúc còn lệch lạc, chưa xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát để nắm bắt tình hình khó khăn; Không kịp thời và kiên quyết trong công tác xử lý nợ chây ỳ, xâm tiêu, nợ tồn đọng… đôi lúc còn bế tắc, không có giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ. Mặt khác, cán bộ xã, phường chưa nhiệt tình trong công tác phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý nợ; lại thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp triển khai cho vay và thu hồi nợ.

* Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ xã, phường, cán bộ hội, tổ TK&VV chưa quan tâm đúng mức, thiếu chất lượng. Trình độ của cán bộ cấp xã, phường còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

* Việc cho vay vốn chưa có sự lồng ghép với nội dung tập huấn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi trồng trọt. Một số hộ thực sự nghèo

khó không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, vì họ không biết đầu tư vào trồng cây gì, nuôi con gì.

* Chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng chưa đều, mà công tác cho vay đặc thu riêng của NHCSXH khác với NH thương mại, vi phải tuyên truyền, hướng dẫn cách làm ăn nên một phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

* Nguồn vốn cho vay chưa chủ động, đôi khi hộ dân cần vay vốn để giải quyết cho kịp thời vụ thì khó khăn về vốn, đó là hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả nguồn vốn vay.

2.5.5. Nguyên nhân ảnh đến hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Phú Lộc Phú Lộc

* Chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn chưa đồng đều: nhiều tổ TK& VV chỉ hoạt động mang tính thời vụ, việc họp bình xét để kết nạp thành viên còn ỷ lại, chưa rõ ràng. Các thành viên trong tổ TK và VV chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong hướng dẫn cách làm ăn, giúp nhau trả nợ.

* Nguồn vốn huy động tại chỗ còn thấp: trong các thời điểm NHCSXH TW chưa đủ vốn để cung cấp cho các NHCSXH địa phương, đây sẽ là nguồn vốn quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Tuy nhiên, trong thời gian nguồn vốn huy động tại chỗ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.

* Công tác ủy thác qua các tổ chức CT – XH còn chưa hiệu quả: Các tổ chức nhận ủy thác chưa thấy được vai trò quan trọng trong việc nhận ủy thác từ NHCSXH. Đảng ủy và chính quyền địa phương một số nơi chưa có sự quan tâm đối với công tác CVHN tại địa phương.

* Chưa tạo các mô hình vay vốn sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả. NHCSXH chưa kết hợp được với các trung tâm khuyến nông, khuyến công để đưa khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn.

* Công tác tuyên truyền về hoạt động của NHCSXH tại địa phương còn hạn chế: chưa có hình thức tuyên truyền hoạt động của NHCSXH về cơ sở, thôn bản để

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)