0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đối với Ban đại diện HĐQT huyện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 101 -101 )

8. Kết cấu của luận văn

3.2.8.2. Đối với Ban đại diện HĐQT huyện

Căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của Ban đại diện HĐQT tỉnh đề ra hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương mình; về nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác, và trong một năm mỗi thành viên phải kiểm tra được hai lượt cấp xã, 8 tổ TK&VV và hộ vay

- Kiểm tra ban quản lý tổ trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo.

3.2.8.3. Đối với các tổ chức nhận ủy thác các cấp

Để công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội nhận ủy thác các cấp được thực hiện tốt, góp phần làm cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng có hiệu quả cao; cần có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của tổ chức hội cấp trên đối với hội cấp dưới (TW đối với tỉnh; tỉnh đối với huyện;huyện với xã, thị trấn).

- Tổ chức nhận uỷ thác huyện: Căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ chức nhận uỷ thác cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để đề ra kế hoạch kiểm tra trong năm; hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của tổ chức hội cấp xã, phường về thực hiện các khâu được NHCSXH huyện uỷ thác, hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu tận hộ vay. Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi phòng giao dịch cấp huyện.

- Đối với tổ chức nhận uỷ thác xã, thị trấn:

+ Chỉ đạo và tham gia cùng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

+ Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH.

+ Đối với các cán bộ ban XĐGN, cán bộ hội, phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải có cơ chế xử lý.

- NHCSXH trả phí ủy thác cho các tổ chức hội nhận làm dịch vụ uỷ thác, theo mức độ hoàn thành các khâu trong 06 khâu được NHCSXH ủy thác.

3.2.8.4. Ngân hàng CSXH huyện Phú Lộc

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) với danh sách thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 10/TD). Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định.

- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, của người vay và tổ chức hội xã, thị trấn trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.

- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch tại xã, thị trấn, để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có).

Để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao NHCSXH huyện Phú Lộc cần phải: - Phòng giao dịch huyện kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn (mỗi tháng kiểm tra 10% số tổ trong huyện, thị xã), đối chiếu 70% số hộ vay vốn của mỗi tổ. Kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quản lý tổ, việc bình xét cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn, chấp hành trả lãi, gốc của hộ vay.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban XĐGN xã, phường.

3.2.8.5. Người dân kiểm tra hoạt động ngân hàng

- NHCSXH phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, thường xuyên cung cấp các thông tin về chính sách tín dụng, đặc biệt là những chính sách mới. Các thông tin được cung cấp từ các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, trong các hội nghị tập huấn.

- Tại điểm giao dịch, NHCSXH cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, cụ thể: Biển điểm giao dịch rõ ràng, được đặt ở nơi dễ nhìn, giao dịch thuận lợi, cần có biển chỉ dẫn vào điểm giao dịch; thông báo chính sách tín dụng; nội quy giao dịch; hòm thư góp ý; danh sách dư nợ để cho mọi người dân biết thực hiện và kiểm tra.

3.2.9. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là công tác phải làm thường xuyên, liên tục. Tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn để nắm rõ về quy trình nghiệp vụ.

3.2.9.1. Đào tạo cán bộ NHCSXH

- Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách tín dụng. Hàng tháng vào cuối tháng cán bộ NHCSXH tổ chức học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: Tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

3.2.9.2. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt hơn, NHCSXH cùng các tổ chức hội nhận ủy thác thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...; làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp cơ bản vụ tín dụng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH.

Từ đó, hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro... Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội nhận ủy thác cùng NHCSXH nơi cho vay sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn.

3.2.9.3. Đào tạo cán bộ nhận ủy thác

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ uỷ thác cấp huyện, xã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa. Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thường xuyên; đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện, xã; ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị chung

Đề nghị Nhà nước tạo một môi trường kinh tế kinh doanh thuận lợi: Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành Nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững. Chẳng hạn, tăng cường công tác khuyến nông, thúc đẩy việc tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp, chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, chính sách bảo hộ xuất khẩu...

Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân sinh sống ở những vùng này.

3.3.2. Đề nghị với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng vay đối với những hộ thoát nghèo, vì đây là những đối tượng rất dễ tái nghèo và để giúp hộ thoát nghèo một cách bền vững. Đồng thời, giảm mức lãi suất cho hộ nghèo vì mức lãi suất hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã ngang bằng với lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại.

- Đề nghị Bộ Lao động và Thương binh và xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước đối với chương trình này; cần chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc điều tra, phân loại hộ nghèo phải phù hợp với thực trạng nghèo đói tại cơ sở và thường xuyên bổ sung vào danh sách những hộ phát sinh nghèo, tái nghèo hoặc đưa ra khỏi danh sách những hộ thoát nghèo.

- Bổ sung kịp thời cho Ngân hàng chính sách nguồn vốn điều lệ ban đầu là 8.000 tỷ đồng, nguồn vốn cấp bù lãi suất.

- Yêu cầu các Ngân hàng và tổ chức tài chính duy trì đủ số dư tối thiểu 2% tại Ngân hàng chính sách xã hội.

- Bổ sung thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyện là chủ tịch UBND xã, thị trấn.

3.3.3. Đối với Bộ tài chính

Đề nghị Bộ Tài chính cải tiến quy chế cấp bù của NSNN, thay vào đó có một quy chế về cấp vốn điều lệ và gửi các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của NSNN vào NHCSXH. Đồng thời, Bộ Tài chính cần tạo điều kiện cho NHCSXH tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn rẻ từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Bộ Tài chính cùng với các cơ quan liên quan đứng ra bảo lãnh cho NHCSXH vay vốn hoặc tiếp nhận vốn của các tổ chức này.

3.3.4. Đề nghị với NHCSXH Việt Nam

- Nghiên cứu từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động tổ giao dịch lưu động và cần trang bị thêm phương tiện ô tô chuyên dùng và các thiết bị ngoại vi, các chương

trình phần mền giao dịch, truyền tin kèm theo, bổ sung tăng biên chế. Đồng thời nghiên cứu chế độ phụ cấp cho tổ lưu động, tổ trưởng cũng cần có phụ cấp trách nhiệm, thủ quỹ cùng cần có phụ cấp độc hại.

- Về phương thức cho vay hiện nay chưa thực hiện đúng quy định Chính phủ tại tiết a điểm 1 điều 10 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH về “nội dung ủy thác cho vay”; cho nên NHCSXH Việt Nam phải điều chỉnh lại cho đúng quy định Điều lệ hoặc kiến nghị Chính phủ sửa đổi Điều lệ.

- Về hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và hộ chính sách nói chung cần nghiên cứu để cải tiến phù hợp hơn; cụ thể trong hồ sơ vay vốn nên bỏ phê duyệt của NHCSXH trên đơn vay vốn, mà bổ sung phần xác nhận của UBND xã về đối tượng vay vốn và bổ sung chử ký hội đoàn thể xã vào mẫu danh sách hộ vay.

- Xem xét lại cơ chế khoán tài chính phải trên nền tảng số dư nợ, chất lượng tín dụng và kết quả thu lãi, để khuyến khích những đơn vị có nền dư nợ cao, chất lượng tín dụng tốt, khối lượng công việc nhiều, thu lãi đạt cao.

3.3.5. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp

- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chú trọng thực hiện chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 19/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc “nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH”, đặc biệt là bổ sung tăng nguồn vốn cho NHCSXH từ ngân sách hàng năm.

- Đề nghị UBND huyện chủ trì làm cơ quan đầu mối ban hành cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên một địa bàn, giữa hoạt động tín dụng của NHCSXH với các hoạt động khuyến nông, bao tiêu sản phẩm,... của các tổ chức Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.

- Đề nghị UBND huyện tiếp tục tạo thuận lợi cho mọi mặt hoạt động NHCSXH; đặc biệt là UBND các xã, thị trấn nơi NHCSXH đặt điểm giao dịch cố định và phải luôn chú trọng xác định đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách.

- Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động.

- Đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban xoá đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là:

Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác XĐGN, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ hai: Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ lao động và thương binh xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.

Thứ ba: Chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát.

Thứ tư: Gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ bằng cách: Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, quy định, quy chế của NHCSXH Trung ương, cần tham mưu cho UBND huyện, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện ban hành Văn bản hướng dẫn cho các đơn vị xã, thị trấn và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: Xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện; loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.

Thứ năm: Ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.

- Đối với các cán bộ XĐGN, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 101 -101 )

×