TÌNH HÌNH HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN PHÚ LỘC

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.TÌNH HÌNH HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN PHÚ LỘC

2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Phú lộc

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Lộc nằm về phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có chiều dài 60km, chiều ngang trung bình 22km được giới hạn trong toạ độ địa lý từ 16o10’32’’ đến 16o24’45’’ vĩ độ Bắc và 107o19’05’’ đến 108o12’55’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hương Thuỷ và Phú Vang; Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp huyện Nam Đông. Huyện Phú Lộc có diện tích tự nhiên là 72.900 ha; trong đó có 33.276.05 ha đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên và có nhiều vùng sinh thái khác nhau như đồng bằng ven biển. Dân số là 153.140 người (khoảng 28.800 hộ), mật độ dân số trung bình là 250 người /km2. Huyện Phú Lộc có 16 xã và 2 thị trấn huyện Phú Lộc là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế, đầm phá có nhiều vùng sinh thái để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và du lịch. Với vị trí hết sức quan trọng nằm trên quốc lộ 1A, các tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua như đường sắt Bắc - Nam và là một trong những cửa ngõ ra biển. Bên cạnh đó, với lợi thế về rừng, biển, sông suối tạo nên những cảnh quan đẹp là tiền đề để phát triển du lịch như: Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, cảng Chân Mây… Đây là nhân tố hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho huyện phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng giao lưu với các huyện.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (Xem bảng phụ lục 2.1) (Xem bảng phụ lục 2.1)

Qua bảng phụ lục 2.1 có thể nhận thấy rằng: Tình hình kinh tế xã hội của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến 2014 luôn có những bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện: đến năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 6,52%, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh là 6,5% so với tỷ lệ bình quân trên thì tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao so với mức bình quân chung. So với 8 huyện và thành phố thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện Phú Lộc chỉ đứng sau A lưới 13,46%, Nam Đông 8,6%.

- Trong quy hoạch tổng thể về định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Lộc nói riêng thành trung tâm kinh tế, xã hội và du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Phú Lộc sẽ không còn hộ nghèo.

2.1.2. Thực trạng hộ nghèo tại địa bàn huyện Phú lộc

2.1.2.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ nghèo ở huyện Phú Lộc

Căn cứ quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 và trên cơ sở báo cáo số 512/LĐTBXH-BC ngày 12 tháng 11 năm 2013 của phòng Lao động thương binh & xã hội về tình hình và kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015, ngày 15 tháng 11 năm 2013 Chủ tịch UBND huyện đã ban hành văn bản số 1523/TB-UBND thông báo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 của huyện Phú Lộc là: 2.232/34.213 hộ, chiếm 6,52%, trong đó:

- Khu vực thành thị: 189/5.290 hộ, chiếm 3,57%. - Khu vực nông thôn: 2.043/28.923 hộ, chiếm 7,06%

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả giảm nghèo huyện Phú Lộc (2011-2014) Đơn vị tính: hộ, % Năm Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tổng số hộ trên địa bàn Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2011 2.591 1.958 32.293 8,00 2012 2.486 2.100 32.850 7,57 2013 2.412 2.146 33.955 7,11 2014 2.232 2.016 34.213 6,52 (Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Phú Lộc)

Bảng 2.1 trên cho thấy : số hộ nghèo số hộ nghèo giảm qua các năm nhưng vẫn còn rất chậm. Năm 2011 số hộ nghèo toàn huyện là 1.958 hộ chiếm tỷ lệ 8% đến năm 2014 số hộ nghèo giảm xuống còn 2.232 hộ chiếm tỷ lệ 6,52%, giảm 100 hộ tương ứng 0,59% . Tỷ lệ hộ nghèo hang năm giảm chậm, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 0,84%; tuy nhiên các năm giảm không đồng đều, giảm cao nhất là năm 2011 (-1,24%), giảm thấp nhất là năm 2014: - 0,59%. Năm 2011, khi Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới số hộ nghèo năm 2011 giảm mạnh từ 9,35% xuống còn 8% điều đó chứng thu nhập bình quân của hộ gia đình đã có phần tăng lên.

- Đối với hộ cận nghèo qua các năm: ngoại trừ năm 2011 khi Chính phủ ban hành mức chuẩn hộ cận nghèo mới thì số hộ cận nghèo đã giảm đáng kể so với năm 2010, giảm 79 hộ tương ứng 3,87%. Từ năm 2011 trở đi số hộ cận nghèo có xu hướng tăng lên, năm 2013 tăng thêm 188 hộ so với năm 2011 tương ứng mức tăng 9,60%. Điều đó cho thấy số hộ nghèo thoát nghèo chuyển sang đối tượng hộ cận nghèo hàng năm điều tăng nhưng chưa thoát nghèo thật sự. Năm 2014 tỷ lệ hộ cận nghèo toàn huyện là 5,89% giảm 0,43% so với năm 2013.

(Xem bảng phụ lục 2.2)

Qua bảng phụ lục 2.2, số hộ nghèo cao tập trung chủ yếu các xã miềm núi là Lộc Hòa, Xuân Lộc, Lộc Bình, Lộc Thủy (tỉ lệ chiếm trên 9%). Tỷ lệ hộ nghèo ở đô thị chiếm tỷ lệ thấp chỉ dưới 5%, các xã đồng bằng có tỷ lệ hộ nghèo tương đối giống nhau. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như trên là các xã miền núi hoặc đồng bằng nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chưa phát huy hiệu quả... Qua đó cho thấy Ngân hàng chính sách xã hội cần tập trung nguồn vốn vào các xã này để nhanh chóng giúp người dân thoát nghèo nhanh chóng và bền vững.

2.1.2.2. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Phú Lộc

a. Đặc điểm.

Phú Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên phong phú trải đều khắp từ đồng bằng, đồng bằng ven biển, đầm phá và miền núi do đó số hộ nghèo cũng phân bổ đều trên cả huyện. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo tập trung nhiều các xã vùng núi, xã ven đầm phá Tam Giang. Các hộ ở miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn do họ không có đất để sản xuất, chỉ đi làm thuê quanh năm nhưng công việc không ổn định mà phụ thộc quá nhiều vào việc trồng cây keo để bán làm gỗ dăm xuất khẩu. Các hộ ở ven biển thì điều kiện tự nhiên không ổn định, nghề nghiệp chủ yếu là làm nghề khai thác thủy sản ở đẩm phá Tam Giang nhưng hiện nay chính quyền địa phương lại cấm việc đánh bắt thủy sản để bảo vệ nguồn tài nguyên trên đầm phá này. Một năm các hộ dân ở các vùng này chỉ lao động hơn 06 tháng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt do vậy hộ dân ở khu vục này khó có khã năng thoát nghèo, thoát nghèo rồi lại phát sinh nghèo.

Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ trong huyện, tập trung đông ở các xã đồng bằng và ven biển, đầm phá. Đại đa số dân cư là dân tộc Kinh, chiếm 99,57% dân số. Bên cạnh đó còn có 650 nhân khẩu thuộc dân tộc Vân Kiều ở xã Xuân Lộc và một số đồng bào dân tộc Mường ở xã Lộc Trì.

- Hộ nghèo ở vùng đồng bằng tập trung vào các gia đình có người thân bị bệnh phải điều trị lâu dài, các hộ mất khã năng lao động hoặc không có khã năng lao động, các hộ có nhiều con đang theo học tại các trường đại học, cao đẵng...Một nguyên nhân nữa là do các hộ gia đình không biết cách làm ăn mà có nhiều người không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định.

- Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt để giúp họ thoát nghèo.

- Chẳng có gì để giải trí (không có tivi, đài…), hiểu biết xã hội kém do đó trình độ dân trí thấp lại sinh con đông, tham gia các tệ nạn xã hội...

- Các hộ dân tộc tại các xã miền núi có nhiều con hơn các hộ trung bình; về trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp hơn. Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn trung bình; trẻ em các hộ nghèo thường bị suy dinh dưỡng, phải lao động nặng nhọc từ khi còn bé.

b. Nguyên nhân

- Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; vùng đồng bằng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp.

- Do chưa có cơ chế đồng bộ:

+ Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.

+ Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao.

- Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa đạt hiệu quả cao. Các bộ, ngành Trung Ương và tỉnh chưa có những tác động có hiệu quả trong triển khai chương trình, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; chưa có biện pháp huy động nguồn lực một cách tích cực cho chương trình, còn không ít tồn tại, khuyết điểm về quản lý, điều hành chương trình ở các địa phương.

- Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành của huyện chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi có tư tưởng trông chờ; ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.

- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp ; tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.

- Các hộ nghèo bị bệnh nhiều năm, là lao động chính trong gia đình do đó khi nguồn thu nhập không thể lao động được thì các hộ nghèo khó có khã năng thoát nghèo.

- Việc chuyển đổi ngành nghề tại địa phương chưa được kịp thời: đa số hộ nghèo ở miền núi công việc chủ yếu là lao động chân tay, phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác rừng keo bán gỗ dăm xuất khẩu, khi nguồn nguyên liệu này không xuất khẩu được thì người lao động xoay sở không tìm ra công việc khác phù hợp để làm. Các hộ nghèo ở ven đầm phá không có công việc thay thế khi việc đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam giang bị cấm khai thác.

2.2. TỔNG QUAN VỀ NHCSXH HUYỆN PHÚ LỘC 2.2.1. Lịch sử hình thành NHCSXH huyện Phú Lộc

Tổ chức tiền thân của NHCSXH hội huyện Phú Lộc ngày nay là Ngân hàng NN&PTNT (NHNN&PTNT) huyện Phú Lộc, đến năm 2003 NHCSXH huyện Phú Lộc tách ra và hoạt động riêng theo quy định của chính phủ. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc được thành lập theo Quyết định số 629/ QĐ- HĐQT ngày 10/5/2013 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Phú Lộc

NHCSXH huyện Phú Lộc được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

NHCSXH huyện Phú Lộc được thực hiện các nghiệp vụ: Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo; được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong và nước ngoài; mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các Ngân hàng trên địa bàn, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng; được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ; NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và thanh toán liên ngân hàng trong nước. Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay của các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân, tập thể trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác;

2.2.3. Hệ thống tổ chức và quản lý của NHCSXH huyện Phú Lộc

Mô hình tổ chức NHCSXH được quản lý theo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống, thể hiện sâu sắc chủ trương xã hội hoá, dân chủ hoá, thực hiện công khai, minh bạch kênh tín dụng chính sách của Chính phủ. NHCSXH hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận, thực chất là tổ chức tài chính thực hiện vai trò điều tiết nguồn lực tài chính của Nhà nước, hỗ trợ một phần vốn thông qua phương thức tín dụng cho những đối tượng, những lĩnh vực kinh tế, xã hội chưa đủ điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức và quản lý của NHCSXH huyện Phú Lộc

(Nguồn: Báo cáo mô hình và mạng lưới tổ chức của NHCSXH Việt Nam) - Ban đại diện Hội đồng quản trị: NHCSXH huyện có 01 đại diện HĐQT; gồm 11 thành viên, trong đó trưởng ban là Phó chủ tịch UBND huyện và thành viên là lãnh đạo chủ chốt các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và Giám đốc NHCSXH cùng cấp.

- Phòng giao dịch NHCSXH huyện: NHCSXH huyện có 10 cán bộ, bao gồm: 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc, 2 tổ nghiệp vụ (tổ kế toán ngân quỹ 3 người và tổ tín dụng 5 người), điều hành tổ nghiệp vụ có tổ trưởng tổ nghiệp vụ.

- UBND, Ban XĐGN xã( phường, thị trấn): Toàn huyện có 16 xã và 2 thị trấn, hiện có 18 điểm giao dịch cấp xã, thị trấn .

Ghi chú: Quan hệ phối hợp NHCSXH Huyện Phú Lộc UBND, Ban XĐGN xã, phường, thị trấn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại

xã, phường, thị trấn

Người vay Người vay Người vay Người vay

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện

- Tổ Tiết kiệm và vay vốn: Toàn huyện có 325 tổ TK&VV do các hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội.

- Trong hệ thống tổ chức và hoạt động của NHCSXH cấp huyện, UBND xã, Ban XĐGN xã, phường, thị trấn hoạt động là cánh tay nối dài trong hoạt động tín dụng hộ nghèo tại địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT thì tại UBND xã, thị trấn có ban XĐGN cấp xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo và nắm bắt mọi hoạt động vay vốn thông qua các tổ chức nhận ủy thác là các hội đoàn thể cấp xã,

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)