Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại công ty điện toán và truyền số liệu tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 84 - 87)

Từ trước đến nay công tác quản lý chất lượng chưa được công ty chú ý đến, chính vì vậy việc đầu tiên cần công ty thực hiện là thành lập ban quản lý chất lượng dịch vụ, trong đó:

- Giám đốc làm trưởng ban

- Phó giám đốc, trợ lý giám đốc và các trưởng bộ phận làm thành viên - Ban quản lý có nhiệm vụ kiểm tra thực trạng chất lượng dịch vụ chữ kí số mà công ty cung cấp bằng cách tổ chức một cuộc điều tra tổng thể và toàn diện về chất lượng phục vụ ở các khâu, xác định xem mức độ phục vụ của công ty như thế nào, khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng ra sao, khâu nào tốt, khâu nào yếu tìm ra những sai sót cụ thể trong quá trình phục vụ tại các khâu từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng dịch vụ đạt được thể hiện ở thị phần mà công ty nắm giữ tăng về số lượng, số lượng thuê bao mới không ngừng tăng…. Để đạt được những mục tiêu đó chứng ta cần có biện pháp cụ thể như điều chỉnh mức giá, thực hiện các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm ra thị trường như chính sách sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách marketing…

74

4.3.3.1 Tăng thị phần dịch vụ chứng thực chữ kí số mà công ty đang nắm giữ

Từ giữa năm 2013, mặc dù vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường chữ ký số Việt Nam, nhưng doanh thu và thị phần của dịch vụ VNPT-CA đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó, các công ty nhỏ đã bắt đầu mở rộng thị phần của mình với tốc độ tuy không lớn nhưng cũng khá vững chắc và rõ ràng. Đây là điều mà Công ty VDC đang phải nghiêm túc đối mặt, tìm hiểu và xác định phương hướng giải quyết. Thị phần của dịch vụ có phát triển hay không phụ thuộc nhiều vào chính sách giá của sản phẩm công ty cần xây dựng mức giá phù hợp, thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau.

4.3.3.2 Điều chỉnh mức giá cước dịch vụ

a. Điều chỉnh mức giá cước dịch vụ chỹ ký số cá nhân (dành cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp)

Đây là phân khúc dịch vụ có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ phía các đối thủ trên thị trường. Trong tương lai gần, đây vẫn là mảng dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn nhất, là nguồn doanh thu chính của các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số nội địa. Về chi tiết, ở mảng doanh nghiệp, trên thị trường hiện nay có 3 đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh và chính sách phát triển mang tính dài hơi nhằm cạnh tranh với VDC là Viettel và FPT, BKAV. Ở mảng cá nhân, VDC phải ráo riết cạnh tranh với các công ty nhỏ là CK, Vina và Chứng số an toàn.

Để có thể xây dựng một chính sách giá phù hợp với thị trường cho từng nhóm dịch vụ cụ thể trước khi đưa ra thị trường, Công ty VDC cần tập trung nghiên cứu, phân tích mặt bằng giá dịch vụ của ba nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần lớn hiện nay là Viettel, BK và FPT. Qua khảo sát, mức giá áp dụng hiện nay của VDC đang tương đương với mức giá bình quân của các nhà cung cấp CA lớn trên nhưng vẫn cao hơn các nhà cung cấp CA nhỏ, đủ

75

đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá trước mắt nhưng về lâu dài thì không có tính an toàn. Bên cạnh yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như đảm bảo được mức lợi nhuận của dịch vụ mang lại, để phù hợp với quy luật phát triển thị trường cũng như chiến lược xây dựng thị phần của mình, giá dịch vụ các sản phẩm cần có chiến lược điều chỉnh theo xu hướng giảm trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra, ở mảng cá nhân, vì sự gia tăng thị phần nhanh chóng của các công ty nhỏ mới gia nhập thị trường nên việc điều chỉnh chính sách giá cước đi kèm với khuyến mại đến cá nhân là việc cần thực hiện ngay hiện nay. Mức giá của dịch vụ VNPT-CA hiện ở mức tương đương với các nhà cung cấp trên thị trường, nhưng với một công ty nhà nước thì sự năng động của VDC chưa bằng được các công ty nhỏ. Vì thế, khi chưa có biện pháp cải thiện môi trường làm việc linh hoạt như các nhà cung cấp khác thì việc điều chỉnh giá xuống thấp hơn một phần là việc làm có khả năng giúp dịch vụ VNPT-CA lôi kéo nhiều khách hàng hơn.

b. Điều chỉnh mức giá cước dịch vụ SSL Certificate (dành cho website), Code Signing (dành cho ứng dụng)

Đây là những dịch vụ đặc thù phát triển mạnh trên thị trường quốc tế nhưng hiện nay chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Mảng thị phần của nhóm dịch vụ này hiện nay hoàn toàn thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng trên thế giới như: Verisign, Global Sign, Thawte… Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ CA khác hầu như chưa có động tĩnh tham gia vào mảng dịch vụ này, nhưng VDC vẫn chỉ ở bước ban đầu cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường cũng đã lên kế hoạch cung cấp các dịch vụ đặc thù này nhưng tới thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp nội địa chưa xây dựng một chính sách giá hoàn chỉnh để tiếp cận với thị trường. Công ty VDC mới xây dựng một bảng giá sơ bộ, cần tiếp tục hoàn chỉnh các

76

mức giá chi tiết cho các dịch vụ này và được điều chỉnh kịp thời tùy theo nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như khả năng sẵn sang chi trả cho các gói

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại công ty điện toán và truyền số liệu tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)