Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại công ty điện toán và truyền số liệu tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 75)

4.1.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế

Chúng ta đang sống trong bối cảnh của nền kinh tế, toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm dịch vụ đặc biệt là dịch vụ mới như dịch vụ chứng thực chữ kí số của Công ty Điện toán và truyền số liệu, cụ thể :

Xu hướng kinh tế trên thế giới ngày càng có xu hướng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng hợp tác, hội nhập đa phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ chứng thực chữ kí số cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các đơn vị khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ kí số đều tăng cường khả năng quản lý dịch vụ của mình để tranh giành khách hàng, tạo lợi thế trong kinh doanh. Chính sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau của xu thế chung cộng với sự ganh đua ngầm với nhau từ bên trong thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới tìm ra cho mình một phương pháp quản lý chuyên biệt, hướng đi tốt nhất cho dịch vụ mà mình quản lý.

Trong bối cảnh tái cơ cấu chung của tập đoàn Bưu chính viễn thông nhằm tinh gọn bộ máy, quy tụ những mảng dịch vụ kinh doanh chuyên biệt, hướng tới tập trung kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của tập đoàn. Được xác định là một sản phẩm mũi nhọn trong tương lai, dịch vụ chứng thực chữ kí số đã được tập đoàn đầu tư rất nhiều cả về nhân lực, tài lực và vật lực. Trong đó, cụ thể là công tác quy hoạch dịch vụ, xây dựng khung quản lý chung cho dịch vụ, khuyến khích, mở rộng hợp tác với các ngành kinh tế trong cả nước để giới thiệu, phổ biến dịch vụ, nhằm quảng bá, bán sản

65

phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là đối tượng khách hàng là các bộ ban ngành lớn như Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan……

Tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2018 sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có mức giá ngày càng giảm.

4.1.2 Bối cảnh cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số trên thị trường số trên thị trường

Xu hướng sử dụng chữ ký số những năm gần đây đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Vì thế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số phải chạy đua chiếm lĩnh khách hàng, Dù chỉ có chưa đầy một chục doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh này nhưng cũng đang tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một số doanh nghiệp mới xuất hiện như cũng đã có sức vươn lên đáng kể như Công ty Chứng số an toàn (dịch vụ Safe-CA), hay Công ty Chữ ký số Vina (dịch vụ Vina-CA). Tuy nhiên, các Công ty này vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nên chưa có sức ảnh hưởng đáng kể xâm lấn thị phần của dịch vụ VNPT-CA. Đối thủ cạnh tranh trong tương lai cần quan tâm nhất của Công ty VDC là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số hiện nay có 09 nhà cung cấp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động chính thức. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng mới chỉ có nhu cầu sử dụng chữ ký số

66

ở phạm vi khối doanh nghiệp phục vụ kê khai thuế điện tử hoặc kê khai hải quan điện tử.

Theo ông Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Bkav Telecom, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số BKAV-CA phân tích: “Các nhà cung cấp CA phải đầu tư khá lớn để đảm bảo cung cấp dịch vụ đặc thù chữ ký số đạt chất lượng và đáp ứng tính an ninh. Chính nguyên nhân chữ kí số mới được ứng dụng trong các dịch vụ hành chính công như thuế, hải quan… nên lượng khách hàng chưa mở rộng khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ muốn phát triển thị phần khách hàng buộc phải nâmg cao chất lượng dịch vụ và tăng độ tin tưởng, thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ mà mình cung cấp. Nhưng trong quá trình cung cấp, do chỉ chú trọng đến tìm kiếm khách hàng mới nhiều khi các nhà cung cấp CA có thể bỏ qua một số bước quan trọng khiến cho chất lượng dịch vụ không đảm bảo, gây hệ lụy ảnh hưởng tới cả thị trường CA, Root CA quốc gia (CA chứng thực cho các CA công cộng) cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông” (N.Mai, Doanh nghiệp chữ ký số gian nan tìm đường phát triển, ictnews.vn]).

Bên cạnh đó chúng ta còn phải tính đến các nhà cung cấp CA mới trong và ngoài nước gia nhập thêm vào thị trường chữ ký số, làm gia tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, thách thức đối với công ty khi cung cấp dịch vụ này, không thể đảm bảo không xuất hiện những biện pháp tiêu cực để thu hút khách hàng, lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình bằng mọi cách, nhất là mảng khách hàng cá nhân còn rất nhiều tiềm năng.

Đứng trước bối cảnh đó, đòi hỏi công ty Điện toán và truyền số liệu phải xây dựng được quy trình quản lý dịch vụ nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo địa chỉ tin cậy cho người dùng khi tìm đến dịch vụ chứng thực chữ kí số.

Theo Cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Bộ thông tin và truyền thông, dự kiến thời gian tới, Cục Ứng dụng sẽ đứng ra làm trung gian

67

mời các nhà CA đến ký thỏa thuận chống phá giá. Nhưng việc ký giao ước chỉ là hình thức thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, để xử lý các vụ kiện vi phạm cạnh tranh thì phải có những công cụ hành chính khác, thường phải căn cứ vào “giá sàn”. Công ty VDC rất đồng tình với hướng đi này của Bộ, hy vọng Bộ thông tin và truyền thông sớm ban hành giá sàn nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4.2. Định hướng quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số trong bối cảnh tái cơ cấu của tập đoàn tái cơ cấu của tập đoàn

Đứng trước bối cảnh tái cơ cấu của tập đoàn bưu chính viễn thông, công ty điện toán và truyền số liệu trở thành công ty trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Trong báo cáo chính trị, Ban chấp hành Đảng bộ Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2015 - 2020 với các mục tiêu đoàn kết, thống nhất, quyết liệt đổi mới, tăng trưởng vượt trội vì sự phát triển bền vững của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; kiện toàn mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mục tiêu chuyên biệt, khác biệt và hiệu quả

Với vị thế là đơn vị tiên phong, một trong những đơn vị có trọng trách lớn trong việc khẳng định vị thế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, ông Phạm Đức Long, Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam yêu cầu Đảng bộ Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, trong đó có công ty Điện toán và truyền số liệu trong thời gian tới bên cạnh các yếu tố thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển, thì những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra cho Đảng bộ Tổng Công ty những khó khăn và thách thức đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện để vượt qua. Tập đoàn VNPT nói chung và Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông nói riêng đang dần hoàn thành quá trình tái cấu trúc theo chỉ đạo của Chính phủ. Song hành cùng nhiệm vụ

68

đó, áp lực thị trường, sự bùng nổ của các dịch vụ, hành vi của người tiêu dùng thay đổi, việc tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và thị trường viễn thông nói chung sẽ khiến sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải ngày càng cao, giá cước phải hợp lý đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người sử dụng. Việc đổi mới mô hình tổ chức sản xuất đòi hỏi công tác quản trị hệ thống, cơ chế quản lý đi kèm theo phải phát huy được hiệu quả tích cực, yêu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghệ, xây dựng đội ngũ có chất lượng trong khi khả năng và điều kiện đầu tư không được như mong muốn. Đây cũng chính là những vấn đề có tính chất sống còn không chỉ của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông mà còn của cả Tập đoàn. Do đó, ông Phạm Đức Long, Phó bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đề nghị phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, năng lực của mỗi cá nhân, tập trung đi sâu thảo luận, đóng góp, xây dựng làm rõ những vấn đề về công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Tổng Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình đổi mới tái cơ cấu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông; xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chuyên biệt; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại; đổi mới và làm mới thương hiệu VNPT nói chung và hình ảnh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông nói riêng; coi văn hóa VNPT là nền tảng để chuyển tải thương hiệu tới khách hàng; thực hiện chất lượng chăm sóc khách hàng vượt trội; các dịch vụ mới được tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiếp tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần cùng Tập đoàn VNPT tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và được thị trường tiếp nhận góp phần giữ vững vị trí then chốt của Tập đoàn kính tế chủ lực trong thị trường viễn thông và Công nghệ thông tin…

69

Dịch vụ chứng thực chữ kí số là một trong những dịch vụ mới cần được tiếp tục đẩy mạnh triển khai, đây là dịch vụ hứa hẹn mang lại nguồn thu mới, nhằm tăng doanh thu cho tập đoàn. Định hướng của lãnh đạo tập đoàn cũng như của công ty là xây dựng dịch vụ chứng thực số như là một sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số tại Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC

4.3.1 Giải pháp về công tác đào tạo cán bộ quản lý và nguồn nhân lực lực

Con người là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định tới sự thành bại trong mọi hoạt động của một tổ chức, vì vậy công ty phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, kĩ sư phần mềm, chuyên viên hỗ trợ, nhân viên chăm sóc khách hàng có năng lực, có đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với công việc.

Đội ngũ các nhà quản lý mà đặc biệt là các nhà quản lý cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản lý doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản lý cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

Muốn được như vậy công ty phải chú trọng vào việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ, kĩ sư phần mềm một cách thường xuyên, bài bản và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết, công ty cần chú trọng vào công tác tuyển chọn kĩ sư lập trình, chuyên viên phần mềm giỏi, đó là những sinh viên ngành công nghệ thông tin

70

được đào tạo bài bản tại các trường đại học chính quy như Đại học Bách Khoa, đại học Công nghệ, Học viện Bưu chính Viễn thông, đây là lực lượng kĩ sư công nghệ thông tin tuổi đời con trẻ, có nhiệt huyết, được trang bị kiến thức sâu rộng đủ yêu cầu đáp ứng được những thách thức của nghề nghiệp.

Trong thời gian tới công ty cần chú trọng đầu tư vào con người việc tiếp nhận lao động mới cần có sự tuyển chọn kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ để tránh tình trạng gia tăng lao động dôi dư nhưng hiệu quả lại không cao. Cần chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học có kiến thức về quản lý, khoa học kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó công tác nâng cao chất lượng lao động qua tuyển dụng cũng phải tăng cường các hình thức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động bằng hai hình thức:

+) Đào tạo dài hạn: Đây là hình thức được coi là tốt nhất do tính tập trung toàn diện. Tuy nhiên hình thức đào tạo này còn hạn chế là công ty sẽ mất lao động trong một thời gian dài, chính vì vậy không nên áp dụng biện pháp này thường xuyên và liên tục.

+) Đào tạo ngắn hạn: Đây là biện pháp khắc phục hạn chế của hình thức đào tạo ngắn hạn, với hình thức này công ty có thể cử nhân viên tham gia mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song với việc tuyển chọn phải bố trí đào tạo nâng cao chuyên môn bằng việc khuyến khích, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các khóa học trang bị thêm kĩ năng chuyên môn, có cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, kĩ thuật hiện đại của các nước khác.Việc đào tạo cử đi học nâng cao chuyên môn ở nước ngoài cũng cần được quan tâm đúng mức, để hướng tới xây dựng theo một tiêu chuẩn nghề chuyên biệt. Công ty cần xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, như quan tâm đến các chế độ phúc lợi, chăm sóc đời sống tinh thần của nhân viên, hằng năm tổ chức cho nhân viên tham quan, nghỉ mát,

71

thực hiện chế độ điều dưỡng cho cán bộ nhân viên sức khỏe giảm sút, kết hợp với bệnh viện ngành tổ chức khám chữa bệnh và xét nghiệm định kì hằng năm để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị bệnh tích cực. Chính những chính sách quan tâm này nhằm khuyến khích được người lao động say mê trong công việc, yên tâm cống hiến cho công ty từ đó tìm tòi và phát huy sáng kiến nhằm đóng góp cho công tác quản lý dịch vụ phát huy tốt nhất.

4.3.2 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật

Công ty cần đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt chú ý và quan tâm đúng mức vào đầu tư trang thiết bị phục vụ chạy hệ thống máy chủ, server nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ thông suốt, hạn chế sự cố kĩ thuật xảy ra trong quá trình xử lý thao tác, dịch vụ. Cần cập nhật liên tục, kịp thời máy móc thiết bị tiên tiến để xử lý thông tin nhanh nhất, chính xác nhất hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng, hiệu quả với thời gian

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại công ty điện toán và truyền số liệu tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 75)