Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu và phát hiện từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn.
Phân tích là phương pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tượng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành dần dần tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng lẻ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất của chúng khi nằm trong chỉnh thể. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất.
Tổng hợp là quá trình ngược với phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát nhất, từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, chúng ta phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và tìm ra bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Hai phương pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ trên cơ sở kết hợp chúng với nhau ta mới có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực. Thông thường, việc nhận thức sự vật và hiện tượng được bắt đầu bằng sự tổng hợp, cụ thể là để nhận thức phải có quan niệm chung về nó, nghĩa là có sự tổng hợp ít nhiều về sự vật đó.Quá trính nhận thức là quá trình sử dụng xen kẽ giữa tổng hợp và phân tích.
36
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3. Đặc biệt trong chương 3 sử dụng để đánh giá thực chất về thực trạng quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại công ty Điện toán và truyền số liệu.