Khái quát về tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 30)

hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp, Hậu Giang

3.1.4.1 Tình hình ngun vn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kì tổ chức nào muốn hoạt động tốt, đem lại hiệu quả cao thì điều quan trọng nhất là phải có nguồn vốn dồi dào. Và cung cấp vốn tín dụng cho khách hàng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng và giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường thì nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn. Ngân hàng đã tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau nên nguồn vốn của ngân hàng qua các năm có sự gia tăng rõ rệt. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nguồn vốn đối với một ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm nguồn vốn điều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp được thể hiện rõ trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp trong giai đoạn 2011 – 6t/2014 Đvt: triệu đồng Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch (6t/2013 và 6t/2014) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6t/2013 6t/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 150.720 263.566 275.790 250.365 326.854 112.846 74,87 12.224 4,64 76.489 30,55 Vốn điều chuyển 343.776 299.961 349.311 357.031 340.363 (43.815) (12,75) 49.350 16,45 (16.668) (4,67) Tổng nguồn vốn 494.496 563.527 625.101 607.396 667.217 69.031 13,96 61.574 10,93 59.821 9,85

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp, 2011 – 6t/2014

30.48% 69.52% 46.77% 53.23% 55.88% 44.12% Vốn huy động Vốn điều chuyển

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013

41.22% 58.78% 51.01% 48.99% Vốn huy động Vốn điều chuyển 6t/2013 6t/2014

Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp giai đoạn 6t/2013 – 6t/2014

Bảng 3.1 cho thấy tổng nguồn vốn liên tục tăng. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn là 563.527 tăng 69.031 triệu đồng, tương đương 13,96% so với năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn tăng thêm 61.574 triệu đồng tương đương 10,93% đạt mức 625.101 triệu đồng, tăng ít hơn so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn tăng lên 667.217 triệu đồng tăng thêm 42.116 triệu đồng so với năm 2013, so với 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng 59,821 triệu đồng, tương đương 9.85%.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động liên tục tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2011 chiếm tỷ trọng 30,48% đến 6 tháng đầu năm 2014 đã chiếm 48,99% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, từ năm 2011 ở mức 150.720 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 112.846 triệu đồng tương đương 74,87% đạt mức 263.566 triệu đồng. Năm 2013 vốn huy động đạt 275.790 triệu đồng tăng 12.224 triệu đồng tương đương 4,64%, tuy nhiên tốc độ tăng so với năm 2012 thấp hơn rất nhiều. Do trong năm 2013 tại địa bàn thực hiện huy hoạch dân cư nên người dân cần nguồn vốn để đầu tư vào xây dựng và kinh doanh, cùng với việc thay đổi nhân sự trong năm 2013 tại ngân hàng, vì vậy công tác huy động vốn không được thuận lợi nên lượng vốn tăng thêm không nhiều. Tuy nhiên, vốn huy động đã tăng lên mức 326.854 triệu đồng tính đến 6 tháng đầu năm 2014, tăng thêm 51.064 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 76,489 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tương đương 30,55%.

Tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp, nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm: tiền gửi kho bạc nhà nước, tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn tiền gửi khác. Nhìn chung nguồn vốn huy động liên tục tăng lên trong 3 năm là do nền kinh tế huyện Phụng Hiệp ngày càng phát triển, đa số các tổ chức kinh tế chọn thanh toán qua ngân hàng, vì đây là phương thức thanh toán nhanh và ít rủi ro. Cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng nên thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm khá lớn.

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động của ngân hàng thì sẽ không đủ để đảm bảo họat động kinh doanh của ngân hàng, do đó chi nhánh cấp trên sẽ điều chuyển vốn đến để chi nhánh cấp dưới có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay

vốn của khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển có xu hướng giảm do vốn huy động ngày càng tăng nhưng đây là nguồn vốn chính và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cụ thể, nguồn vốn điều chuyển trong năm 2011 là 343.776 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,52% trên tổng nguồn vốn, đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ cňn 51,01%. Năm 2012 nguồn vốn điều chuyển chỉ đạt 299.961 triệu đồng giảm đi 43.815 triệu đồng, tương đương giảm 12,75% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn điều chuyển là 349.311 triệu đồng tăng 49.350 triệu đồng, tương đương 16,45%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 vốn điều chuyển đã giảm xuống còn 340.363 triệu đồng, giảm 16.668 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tương đương 4.67%, so với cả năm 2013 thì đã giảm 8.948 triệu đồng. Hơn 3 năm qua ngân hàng chủ động được nguồn vốn hơn, nên vốn điều chuyển cũng giảm và vốn huy động tăng lên, nhờ vậy mà chi phí giảm đi rất nhiều và lợi nhuận cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên do tình trạng huy động vốn tại địa phương còn hạn chế trong khi nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn lớn nên mặc dù đã rất nỗ lực trong công tác huy động vẫn không đáp ứng được nhu cầu này, vì vậy mà nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn.

3.1.4.2 Hoạt động cho vay

Bên cạnh huy động vốn thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, cũng là hoạt động thu lại lợi nhuận cao nhất, nhưng cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011- 6t/2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Cho nên, doanh số cho vay trong giai đoạn này đều tăng, điều này thể hiện cụ thể trong bảng 3.2. Năm 2012 doanh số cho vay là 601.346 triệu đồng tăng 63.343 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tăng lên 645.293 triệu đồng, doanh số cho vay tăng thêm 52.947 triệu đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 tăng 11,77%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 8,80%. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với giai đoạn (2011-2012). Trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 459.138 triệu đồng tăng thêm 84.163 triệu đồng, tương đương 22,44% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 đạt 531.282 triệu đồng, năm 2012 đạt 590.735 triệu đồng tăng 59.453 triệu đồng tương đương 11,19% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng lên mức 623.007 triệu đồng, tăng thêm 32.272 triệu đồng tương đương 5,46%. Doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tiếp tục tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014 và đạt mức 430.465 triệu đồng, tăng thêm 66.955 triệu đồng tương đương 18,42%. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn là do đa phần người dân trong huyện chủ yếu vay với mục đích sản xuất nông nghiệp vòng quay sản xuất ngắn và vay để đáp ứng nhu cầu đời sống, nên hình thức vay ngắn hạn là sự lựa chọn phù hợp và phổ biến của họ. Do đó nhu cầu vay ngắn hạn luôn ổn định và có xu hướng tăng khi nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân ngày càng cao.

Bảng 3.2 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 6t/2014 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch (6t/2013 và 6t/2014) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6t/2013 6t/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 531.282 590.735 623.007 363.510 430.465 59.453 11,19 32.272 5,46 66.955 18,42 Trung, dài hạn 6.721 10.611 31.286 11.465 28.673 3.890 57,88 20.675 194,84 17.208 150,09 Tổng 538.003 601.346 654.293 374.975 459.138 63.343 11,77 52.947 8,80 84.163 22,44

Ngoài ra, cũng có một số ít có nhu cầu về vay vốn trung, dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung doanh số vay trung, dài hạn qua các năm điều tăng do lãi suất cho vay giảm, cùng với chủ trương phát triển kinh tế và khuyến khích đầu tư của địa phương nên các cơ sở doanh nghiệp đã mạnh dạn vay trung, dài hạn để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2011 đạt 6.721 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 10.611 triệu đồng, tăng thêm 3.890 triệu đồng tương đương 57,88%. Đến năm 2013 tăng thêm 20.675 triệu đồng tương đương 194,84%, đạt doanh số 31.286 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay trung, dài hạn đạt mức 28.673 triệu đồng tăng 17.208 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tương đương 150,09%.

Doanh số cho vay của Ngân hàng Agribank Phụng Hiệp qua các năm đều tăng, do ngân hàng ngày càng mở rộng chính sách cho vay và tạo điều kiện cho người dân được hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh. Hơn thế nữa, Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp tiếp tục công tác thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bộ phận tín dụng đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

3.1.4.3 Kết qu hoạt động kinh doanh ca ngân hàng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng giảm đi những khoản chi phí bất hợp lí và từ đó có biện pháp tăng cường những khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả họat động kinh doanh cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng có đạt được mục tiêu đặt ra hay không.

Trong hơn ba năm qua mặc dù hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế tại địa phương, thiên tai dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn. Từ đó có tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và quá trình thu nợ của ngân hàng. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên và những chính sách thích hợp của ngân hàng, nên Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 3.3.

- Thu nhập: thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức chi phí hợp lí càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua bảng 3.4 cho thấy nguồn thu nhập của ngân hàng tăng, giảm không ổn định. Năm 2011 thu nhập của ngân hàng là 76.856 triệu đồng, đến năm 2012 thu nhập tăng lên 77.202 triệu đồng, tăng thêm 346 triệu đồng với tốc độ tăng 0,45%. Nhưng sang năm 2013, thu nhập của ngân hàng giảm xuống còn 73.981 triệu

đồng, giảm đi 3.221 triệu đồng, tương đương giảm 4,17%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập của ngân hàng tiếp tục giảm, chỉ đạt 33.770 triệu đồng giảm 9.99% hay 3.749 triệu đồng so với cùng kì năm trước, nguyên nhân thu nhập liên tục giảm là do sụt giảm khoản thu từ lãi cho vay. Tuy doanh số cho vay qua các năm đều tăng nhưng vì sự điều chỉnh giảm lãi suất của ngân hàng, thêm vào đó là tình hình thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh nên người dân làm ăn thua lỗ dẫn đến không đủ khả năng trả nợ và thanh toán lãi làm thu nhập giảm đáng kể.

- Chi phí: đi đôi với thu nhập thì chi phí cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng. Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm giảm mạnh, tuy đến 6 tháng 2014 có tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể. Cụ thể, năm 2011 chi phí của ngân hàng là 68.714 triệu đồng, sang năm 2012 chi phí giảm xuống còn 65.742 triệu đồng, so với năm 2011 giảm đi 2.972 triệu đồng tương đương giảm 4,33%. Đến năm 2013 chi phí giảm mạnh hơn nữa chỉ còn 58.660 triệu đồng, giảm đến 10,77% hay 7.082 triệu đồng. Do tình hình huy động vốn ngày càng được cải thiện, chi nhánh tự chủ được nguồn vốn hơn nên chi phí trả lãi cho nguồn vốn điều chuyển cũng giảm, chi phí cho các dịch vụ khác cũng giảm làm cho chi phí hoạt động cũng giảm đi trong giai đoạn này. Sang 6 tháng đầu năm 2014 chi phí tăng lên 28.894 triệu đồng, tăng 870 triệu đồng tương đương 3,10%, do ngân hàng đầu tư mua sắm trang thiết bị và chi trả cho các khoản mục khác tăng lên nên chi phí trong 6 tháng đầu năm cũng tăng lên.

- Lợi nhuận: nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2013 và có xu hướng giảm trong năm 2014. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng là 8.142 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 11.460 triệu đồng tăng 3.318 triệu đồng tương đương 40,75% so với cùng kì năm trước. Sang năm 2013 tăng thêm 3.861 triệu đồng, tương đương 33,69%, đạt mức 15.321 triệu đồng, tuy thu nhập trong năm giảm nhưng chi phí cũng giảm đi rất nhiều so với cùng kì năm trước nên ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận cao. Trong 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận ngân hàng chỉ đạt 4.876 triệu đồng, giảm 4.595 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 và tương đương giảm 48,52%, do chi phí tăng lên mà thu nhập lại giảm đi nên lợi nhuận ngân hàng kéo theo đó cũng giảm xuống.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6t/2014 đã đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định thương hiệu, uy tín của ngân hàng. Đạt được kết quả như thế là do chiến lược, sự quản lý linh hoạt của Ban lãnh đạo ngân hàng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ, quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tín nhiệm, tin tưởng từ phía khách hàng, nên ngân hàng đã vượt qua những khó khăn thách thức và gặt hái được nhiều thành công nhất định trên con đường đổi mới góp phần ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương.

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp trong giai đoạn 2011 – 6t/2014

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp, 2011 – 6t/2014

Chênh lệch

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 30)