Phương pháp phân tích số liệ u

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 25)

- Phương pháp so sánh

 Phương pháp so sánh tuyệt đối: dùng để so sánh trị số của chỉ tiêu kinh tế kì phân tích so với kì gốc để thấy được mức độ biến của các chỉ tiêu đó, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.

Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kì phân tích – Trị số kì gốc (2.1)

 Phương pháp so sánh tương đối: làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu phân tích. (2.2) Trị số của một bộ phận = Số tương đối kết cấu Trị số của tổng thể X 100 %

Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về tỉ lệ của các chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó.

(2.3)

- Phương pháp thống kê, mô tả - Phương pháp phân tích và suy luận. - Phương pháp chuyên gia.

Trị số của kì phân tích =

Số tương đối động

thái Trị số của kì gốc

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp là chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ.

Theo Nghị định 400/CT ngày 14/11/1990 của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp.

Đến ngày 15/10/1996, theo Quyết định 280/QĐNH5 của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Cần Thơ.

Ngày 01/03/2004 theo quyết định 64/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Phụng Hiệp là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang.

Đến năm 2005, căn cứ theo Nghị định số 98/2005/NĐ-CP, địa phận huyện Phụng Hiệp được tách ra để thành lập thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp dời trụ sở về Thị trấn Cây Dương.

Sau khi chia tách cùng với công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng, Agribank chi nhánh Phụng Hiệp đi vào hoạt động, được sự quan tâm của Agribank Hậu Giang cùng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, Ngân hàng Agribank Phụng Hiệp đã từng bước đi vào ổn định. Từ một ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn vốn và dư nợ còn rất thấp nhưng Agribank Phụng Hiệp luôn có định hướng đầu tư và phát triển đi lên theo đúng mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban 3.1.2.1 Sơ đồ t chc 3.1.2.1 Sơ đồ t chc

Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức luôn đóng vai trò quan trọng cho việc vận hành của tổ chức. Bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác các nguồn lực của tổ chức. Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Phụng Hiệp cũng có một cơ cấu tổ chức để vận hành ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp

3.1.2.2 Chức nămg, nhiệm v

- Giám đốc là người được bổ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp bảo lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Agribank Việt Nam. Được ủy quyền cho Phó giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản đối với các đề án, dự án vay vốn trong phạm vi được ủy quyền.

- Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán – ngân quỹ và Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phòng tín dụng. Phó giám đốc là người thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt. Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

- Phòng tín dụng: Gồm một trưởng phòng, một phó phòng, và các cán bộ tín dụng chuyên về hoạt động tín dụng.

 Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát và nhập hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

 Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng tín dụng theo từng đối tượng cụ thể.

 Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn.

- Phòng kế toán – ngân quỹ: có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

 Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán- ngân quỹ Phòng giao dịch Thạnh Phòng giao dịch Hòa An

 Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu quy định của Nhà nước và của ngành.

- Phòng giao dịch: thực hiện các mục tiêu, kế hoạch do ngân hàng đề ra.

 Phòng giao dịch Hòa An đặt tại địa chỉ: số 130 quốc lộ 61, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

 Phòng giao dịch Thạnh Hòa đặt tại 317 ấp Phú khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

3.1.3 Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp, Hậu giang Agribank chi nhánh Phụng Hiệp, Hậu giang

3.1.3.1 Sn phm và dch v ngân hàng

Các sản phẩm và dịch vụ mà Ngân hàng Agribank Phụng hiệp cung cấp: - Nhận tiền gửi với các sản phẩm tiền gửi sau: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi khác.

- Các sản phẩm tín dụng: cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay tiêu dùng; Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

- Dịch vụ thanh toán trong nước như: chuyển, nhận tiền nhiều nơi (Agripay); Gửi, rút tiền nhiều nơi; Mua, bán ngoại tệ; Dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union, qua hệ thống ngân hàng; Nhận và chi trả kiều hối qua Western Union, qua hệ thống ngân hàng.

- Các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: rút tiền tự động từ máy ATM; Phát hành thẻ; Chuyển lương tự động; chuyển khoản liên ngân hàng; dịch vụ tiện ích Mobile Banking, Internet Banking và các dịch vụ khác.

3.1.3.2 Đặc điểm ca sn phm, dch v ngân hàng

- Tính vô hình: sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là một quá trình hành động, thi hành, nỗ lực chứ không phải là một vật chất cụ thể, nên không thể nhìn thấy sờ thấy được. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, các dịch vụ của ngân hàng điều được hỗ trợ bởi những vật thể hữu hình, dựa vào đó có thể đưa ra những nhận xét về dịch vụ của ngân hàng.

- Tính không tách rời: khác với hàng hóa có đặc điểm sản xuất tách rời tiêu dùng. Tính không tách biệt hình thành từ việc dịch vụ đang được xử lý hoặc trải nghiệm. Do đó, dịch vụ ngân hàng trở thành một hành động xảy ra cùng lúc với sự hợp tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp – ngân hàng và định chế tài chính, các dịch vụ ngân hàng được bán rồi mới được sản xuất và tiêu dùng.

- Tính không đồng nhất: Đặc trưng về tính không đồng nhất trong sản xuất và tiêu dùng đã làm cho các dịch vụ trở nên không ổn định về chất lượng. Điều này dẫn đến hai hệ quả: Thứ nhất là về phía những nhà cung cấp dịch vụ đã nảy sinh vấn đề là làm thế nào để xử lý đối với sự không chuẩn hóa, còn về người mua khi có sự gia tăng của tính không chắc chắn về những gì họ thực sự mua được.

- Tính khó xác định: Đặc trưng về tính không đồng nhất đã dẫn đến việc khó xác định chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ ngân hàng còn được cấu thành từ nhiều yếu tố như uy tín, thương hiệu, quy mô hình ảnh, công nghệ của ngân hàng, và trình độ cán bộ… Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ngân hàng nhưng thường xuyên thay đổi nên khó có thể được xác định một cách chính xác chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Dòng thông tin hai chiều: dịch vụ ngân hàng không đơn giản là sự mua sắm một lần rồi kết thúc mà liên quan đến một chuỗi các giao dịch hai chiều thường xuyên trong khoảng thời gian cụ thể. Kiểu tương tác như trên cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quý giá về khách hàng liên quan đến sở thích, nhu cầu, yêu cầu của khách hàng… để từ đó ngân hàng có những điều chỉnh thích hợp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

- Tính đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển: hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng đang cố gắng phát triển theo hướng kinh doanh đa năng chứ không chỉ đơn thuần thực hiện những nghiệp vụ truyền thống. Với mỗi loại hình dịch vụ, các ngân hàng đều cố gắng đa dạng hóa các hình thức cung cấp. Ngoài ra, nhiều dịch vụ ngân hàng ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Không những thế, các dịch vụ truyền thống cũng đang được cải tiến với hàm lượng công nghệ thông tin cao mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và thỏa mãn cao nhất.

3.1.4 Khái quát về tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp, Hậu Giang hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp, Hậu Giang

3.1.4.1 Tình hình ngun vn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kì tổ chức nào muốn hoạt động tốt, đem lại hiệu quả cao thì điều quan trọng nhất là phải có nguồn vốn dồi dào. Và cung cấp vốn tín dụng cho khách hàng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng và giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường thì nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn. Ngân hàng đã tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau nên nguồn vốn của ngân hàng qua các năm có sự gia tăng rõ rệt. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nguồn vốn đối với một ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm nguồn vốn điều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp được thể hiện rõ trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phụng Hiệp trong giai đoạn 2011 – 6t/2014 Đvt: triệu đồng Chênh lệch (2012/2011) Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch (6t/2013 và 6t/2014) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6t/2013 6t/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 150.720 263.566 275.790 250.365 326.854 112.846 74,87 12.224 4,64 76.489 30,55 Vốn điều chuyển 343.776 299.961 349.311 357.031 340.363 (43.815) (12,75) 49.350 16,45 (16.668) (4,67) Tổng nguồn vốn 494.496 563.527 625.101 607.396 667.217 69.031 13,96 61.574 10,93 59.821 9,85

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp, 2011 – 6t/2014

30.48% 69.52% 46.77% 53.23% 55.88% 44.12% Vốn huy động Vốn điều chuyển

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2011 – 2013

41.22% 58.78% 51.01% 48.99% Vốn huy động Vốn điều chuyển 6t/2013 6t/2014

Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp giai đoạn 6t/2013 – 6t/2014

Bảng 3.1 cho thấy tổng nguồn vốn liên tục tăng. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn là 563.527 tăng 69.031 triệu đồng, tương đương 13,96% so với năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn tăng thêm 61.574 triệu đồng tương đương 10,93% đạt mức 625.101 triệu đồng, tăng ít hơn so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn tăng lên 667.217 triệu đồng tăng thêm 42.116 triệu đồng so với năm 2013, so với 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng 59,821 triệu đồng, tương đương 9.85%.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động liên tục tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2011 chiếm tỷ trọng 30,48% đến 6 tháng đầu năm 2014 đã chiếm 48,99% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, từ năm 2011 ở mức 150.720 triệu đồng đến năm 2012 tăng thêm 112.846 triệu đồng tương đương 74,87% đạt mức 263.566 triệu đồng. Năm 2013 vốn huy động đạt 275.790 triệu đồng tăng 12.224 triệu đồng tương đương 4,64%, tuy nhiên tốc độ tăng so với năm 2012 thấp hơn rất nhiều. Do trong năm 2013 tại địa bàn thực hiện huy hoạch dân cư nên người dân cần nguồn vốn để đầu tư vào xây dựng và kinh doanh, cùng với việc thay đổi nhân sự trong năm 2013 tại ngân hàng, vì vậy công tác huy động vốn không được thuận lợi nên lượng vốn tăng thêm không nhiều. Tuy nhiên, vốn huy động đã tăng lên mức 326.854 triệu đồng tính đến 6 tháng đầu năm 2014, tăng thêm 51.064 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 76,489 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tương đương 30,55%.

Tại Ngân hàng Agribank huyện Phụng Hiệp, nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm: tiền gửi kho bạc nhà nước, tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn tiền gửi khác. Nhìn chung nguồn vốn huy động liên tục tăng lên trong 3 năm là do nền kinh tế huyện Phụng Hiệp ngày càng phát triển, đa số các tổ chức kinh tế chọn thanh toán qua ngân hàng, vì đây là phương thức thanh toán nhanh và ít rủi ro. Cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng nên thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm khá lớn.

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động của ngân hàng thì sẽ không đủ để đảm bảo họat động kinh doanh của ngân hàng, do đó chi nhánh cấp trên sẽ điều chuyển vốn đến để chi nhánh cấp dưới có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay

vốn của khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù tỷ trọng

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)