7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Phương hướng tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh
Thanh Hóa
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, theo đúng tinh thần của BHXH Việt Nam về xây dựng, phát triển đội ngũ CBCCVC vững về chuyên môn, mạnh về ý chí, tận tâm với nghề, Ban Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa luôn nhất quán ba quan điểm chỉ đạo về tạo động lực cho NLĐ tại đơn vị.
Thứ nhất, chú trọng việc tạo động lực về vật chất và tinh thần đối với CBCCVC.
Trong cơ quan Nhà nước, các hình thức tạo động lực bao gồm: tiền lương, thưởng, phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, BHXH, BHYT; lương hưu, thanh toán các khoản nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; danh hiệu thi đua… thường đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, mức lương cũng có sự đánh giá của xã hội đối với sự cống hiến của cá nhân; thu nhập đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống thì CBCCVC cũng cần có môi trường làm việc tốt, cần được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc đặt ra; hoặc khi gặp biến cố trong gia đình thì sự quan tâm chân tình của lãnh đạo về mặt tinh thần thiết thực hơn nhiều về mặt
vật chất. Do vậy, Lãnh đạo BHXH tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng thực hiện các nội dung tạo động lực về vật chất song song với các nội dung tạo động lực về tinh thần nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, các biện pháp tạo động lực lao động đáp ứng những yêu cầu sau:
- Công bằng: Mọi CBCCVC đều được hưởng các khuyến khích về vật chất và tinh thần, không phân biệt chức danh, vị trí công việc. Việc áp dụng công bằng các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc, áp dụng mức thưởng chung hay việc bổ nhiệm cán bộ quản lý theo đúng tiêu chuẩn quy định của Ngành khiến CBCCVC chuyên tâm thực hiện tốt công việc, phấn đấu để chứng minh năng lực bản thân, từ đó xây dựng tập thể lao động trong sạch, vững mạnh, tăng đoàn kết nội bộ, hạn chế nạn tham nhũng. Yêu cầu này phải đảm bảo xuyên suốt trong mọi hình thức tạo động lực lao động.
- Công khai: Các khuyến khích về vật chất và tinh thần là động lực quan trọng thúc đẩy NLĐ hăng say làm việc nên phải được công bố công khai.
- Kịp thời: Động lực làm việc phải không ngừng được bồi dưỡng, trong khi một hình thức tạo động lực lao động có thể khích lệ mạnh mẽ NLĐ trong thời điểm trước nhưng không còn thích hợp tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, các biện pháp tạo động lực lao động cần sửa đổi, thay thế phù hợp và đúng lúc.
- Có lý, có tình: Con người là một chủ thể của xã hội và luôn đòi hỏi được đối xử một cách trân trọng. Do vậy, tạo động lực lao động ngoài tính hợp lý, hợp pháp còn phải mang tính nhân văn, thể hiện tình cảm của lãnh đạo đơn vị với đội ngũ lao động.
- Linh hoạt trong thực hiện các hình thức tạo động lực lao động kết hợp tổ chức quản lý nhân lực một cách khoa học, phát huy những đặc trưng tốt đẹp có tính truyền thống của người Việt Nam (cần cù, thông minh, nhanh nhạy, biết san sẻ…), tránh sử dụng các biện pháp quản lý áp đặt, mệnh lệnh, không khai thác được yếu tố tích cực, sáng tạo của NLĐ; tổ chức các phong trào thi đua, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công việc, tuyên dương, có hình thức khen thưởng kịp thời sáng kiến đổi mới của cá nhân, tập thể.
- Rõ ràng, dễ hiểu: Tạo động lực lao động hướng vào việc động viên đội ngũ CBCCVC thi đua, tích cực làm việc nên các quy định liên quan đến tạo động lực lao động phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh bị hiểu nhầm thông qua các quy định, quy chế chi tiết (xử lý khiếu nại của NLĐ, quy tắc ứng xử giữa cấp quản lý đối với chuyên viên thuộc cấp…).
Thứ ba, lấy hiệu quả công tác phát triển năng lực chung của toàn ngành BHXH làm nhiệm vụ trọng tâm từ đó nhằm phát triển nhân lực ngành BHXH.