Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện các hình thức

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 128)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện các hình thức

Với chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tổ chức Công đoàn cần phát huy vai trò tham mưu với Ban Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng các quy định về tạo động lực lao động, quy chế dân chủ, quy chế phối hợp làm việc giữa Công đoàn với các phòng nghiệp vụ, quy định rõ ràng sự tham gia, quyết định và giám sát của Công đoàn. Nhờ đó, Công đoàn có thể kịp thời can thiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Muốn vậy, Ban Chấp hành Công đoàn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, cách thức giao tiếp… để có tham mưu về chính sách tạo động lực lao động sát với nhu cầu thực tế của CBCCVC BHXH tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, Công đoàn tham gia đề xuất các chính sách thu hút, đào tạo, giữ chân nhân tài nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trình độ cao, vững nghiệp vụ. Hoặc các giải pháp về an toàn, vệ sinh lao động như cung cấp đủ ánh sáng, giảm thiểu tiếng ồn, trang bị đầy đủ quạt, điều hòa tại nơi làm việc.

Công đoàn cần chú trọng công tác tuyên truyền chính sách của Nhà nước đối với NLĐ để NLĐ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Vận động CBCCVC thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm đạt chỉ tiêu khen thưởng đề xuất, phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động về tinh thần tạo cầu nối giữa người quản lý và NLĐ, tạo môi trường làm việc ổn định, hài hòa. Trong các buổi sinh hoạt Công đoàn, khuyến khích CBCCVC bày tỏ nguyện vọng để có đề xuất thực hiện, khuyến khích CBCCVC thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, phát huy sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí hành chính, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết Chương 3

Nằm trong tiến trình phát triển chung của đất nước và thế giới, trong điều kiện hội nhập, việc đảm bảo vững chắc hệ thống chính trị trong đó có hệ thống các ngành, lĩnh vực sự nghiệp phục vụ nhân dân, nhất là các ngành trực tiếp tác động tới nền an sinh xã hội của quốc gia là điều kiện quan trọng. Để đảm bảo sự vững chắc của hệ thống an sinh xã hội, việc củng cố, phát triển nguồn nhân lực của hệ thống này là vô cùng cần thiết, nhất là đối với ngành BHXH hiện đang thực thi chính sách xương sống của chính sách an sinh nước nhà. Để củng cố được nguồn nhân lực của rất cần thiết tìm ra những biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho đội ngũ CBCCVC để họ phát huy được năng lực, mang lại chất lượng, hiệu quả cao đồng thời ra sức nỗ lực cải tiến và gắn bó với cơ quan để cống hiến trí tuệ, sức lực tạo nên thành công của ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Trong chương 3, những nội dung chủ yếu cần trình bày như sau:

Một là, khái quát mục tiêu phát triển của và phương hướng tạo động lực lao động của BHXH tỉnh Thanh Hóa.

Hai là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa.

KT LUN VÀ KHUYN NGH Kết luận

Công tác quản lý con người trong cơ quan, tổ chức nói chung và quản lý đội ngũ CBCCVC của các cơ quan hành chính sự nghiệp nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Đối với BHXH tỉnh Thanh Hóa, là cơ quan của ngành BHXH Việt Nam với 20 năm hình thành và phát triển, việc tạo động lực cho đội ngũ CBCCVC của BHXH tỉnh Thanh Hóa lại càng trở nên quan trọng. Đó là một đòi hỏi cấp thiết, bởi sự tác động quan trọng của đội ngũ CBCCVC tại đây tới hiệu quả hoạt động của cả hệ thống BHXH Việt Nam, ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách BHXH, BHYT - trụ cột của nền an sinh xã hội Việt Nam.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả đã vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu, khảo sát thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho NLĐ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa dựa trên khía cạnh đánh giá nhu cầu, sự thỏa mãn của CBCCVC và mức độ đáp ứng nhu cầu cho CBCCVC của BHXH tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp cơ bản để tạo động lực cho CBCCVC trong thời gian tới. Tuy vậy, công tác tạo động lực lao động là nội dung rộng lớn, khó khăn và phức tạp, nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Trong phạm vi giới hạn về thời gian, kiến thức và sự nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn.

Qua đây, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Trần Việt Hùng, cùng các thầy, cô giáo đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Khuyến nghị

Sau một thời gian tìm hiểu về tạo động lực lao động của ngành BHXH Việt Nam nói chung, của BHXH tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị với Lãnh đạo ngành BHXH và các Bộ quản lý:

Đối với Lãnh đạo ngành BHXH:

- Cần hoàn thiện chính sách phân phối tiền lương để tạo động lực cho NLĐ cống hiến.

- Cần xây dựng những chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyên môn, cập nhật hướng dẫn các văn bản pháp luật hàng năm để phổ biến đến NLĐ làm việc trong lĩnh vực giải quyết chính sách BHXH, BHYT… để họ có cơ hội tiếp cận nhanh nhất, hiểu sâu sắc nhất với những chính sách của pháp luật để từ đó có phương hướng tác nghiệp chuẩn xác, chất lượng, hiệu quả.

- Cần ban hành các quy định để xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc có sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng, hiệu quả công việc, cạnh tranh lành mạnh. Có những chế tài xử phạt, khen thưởng công bằng, khách quan, nghiêm minh để CBCCVC ngành BHXH có động lực phấn đấu cống hiến vì sự nghiệp an sinh xã hội của Việt Nam ngày càng bền vững và phát triển.

Đối với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Cần nâng cao việc phối hợp công tác, tăng cường giám sát và có chỉ đạo cụ thể, phù hợp trong lĩnh vực nghiệp vụ mà các Bộ phụ trách tạo thuận lợi hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO Sách, giáo trình

1.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2.Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3.Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

4.Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

5.Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

6.Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học Quản lý II, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7.Nguyễn Thanh Hội (1997), Quản trị nhân sự, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

8.Nguyễn Văn Lê (1998), Đạo đức và lãnh đạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9.Nhiệm Trị Thao - Thiên Thư (2003), Thuật khích lệ lòng người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

11.Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tiền lương tiền công, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

12.Bùi Anh Tuấn - Phạm Thuý Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ

chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13.Lương Văn Úc (2011), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14.Vũ Thị Uyên (2007), “Giải toả sự căng thẳng trong công việc để

duy trì động lực làm việc của lao động quản lý trong doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (số 124), trang 24-26.

15.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2005), Phương pháp và kỹ

năng quản lý nhân sự, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác

16.Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang.

17.Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối tiểu chung và các Nghị định của từng năm.

18.Quyết định số 137/QĐ-TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về thành lập BHXH tỉnh Thanh Hóa.

19.Quyết định số 4857/2008/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

20.Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

21.Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 05/8/2011 và số 615/QĐ- BHXH ngày 05/6/2013 về quy chế thi đua khen thưởng đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.

22.Quyết định số 1718/QĐ-BHXH ngày 10/12/2012 của BHXH Việt Nam, về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.

23.Quyết định số 1288/QĐ-BHXH ngày 26/9/2013 của BHXH Việt Nam ban hành quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.

24.Công văn số 460/BHXH-BCS ngày 26/5/2012 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam về việc bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 và xây dựng quy hoạch cán bộ 2016-2020.

25.Công văn số 3759/BHXH-BC ngày 19/9/2012 của BHXH Việt Nam, về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập.

26.Báo cáo 20 năm thành lập BHXH tỉnh Thanh Hóa (2015).

27.Báo cáo tại Đại hội Đảng bộ BHXH tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2010-2015.

28.Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Thanh Hóa các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

Đề tài, đề án

29.Nguyễn Kim Thái (2003), Đề tài: “Thực trạng công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ và phương hướng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống BHXH Việt Nam”, Hà Nội.

30.Đỗ Văn Sinh (2010), Đề án: “Xây dựng chiến lược phát triển BHXH Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội.

31.Đỗ Thị Xuân Phương (2011), Đề án: “Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của ngành BHXH Việt Nam”, Hà Nội.

32.Phạm Đình Thành (2014), Đề án: “Xây dựng tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng viên chức theo vị trí việc làm ngành BHXH”, Hà Nội.

Bài viết trên các trang website:

-Tháp nhu cầu của Maslow. http://voer.edu.vn/m/nhung-van-de-chung- ve-tao-dong-luc-lao-dong/23b9b0c3

- Nhu cầu của NLĐ trong công việc:

http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/4963/Nhu-cau-cua-nguoi-lao- dong-trong-cong-viec.aspx

-Trương Chí Dũng - Giám đốc R&D Công ty Le&Associates. Tìm ra

đúng động lực làm việc. http://www.doanhnhansaigon.vn/online/the-gioi- quan-tri/nhan-su/2013/09/1076619/tim-ra-dung-dong-luc-lam-viec/

- Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho cấp dưới:

http://cic32.com.vn/Tin-Tuc/Lam-the-nao-de-tao-dong-luc-lam-viec- cho-cap-duoi.Detail.826.aspx

PH LC

PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra xã hội học về tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa

Để đánh giá công tác tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay, kính mong Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi đặt ra chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến của Ông/Bà sẽ được bảo mật.

I. THÔNG TIN CHUNG (vui lòng đánh dấu “x” vào lựa chọn phù hợp)

1. Giới tính:  Nam  Nữ 2. Độ tuổi:

 ≤ 30tuổi  31 - 39 tuổi

 40 - 49 tuổi  ≥ 50 tuổi

3. Chức danh công tác:

 Lãnh đạo phòng hoặc tương đương  Chuyên viên

 Lao động hợp đồng có thời hạn 4. Trình độ chuyên môn:  Sau đại học  Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  Lao động phổ thông 5. Số năm công tác trong ngành BHXH:

 1- <3 năm

 3- <5 năm

 5- <10 năm

 10 năm trở lên

II. CÁC TIÊU CHÍ VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG (vui lòng đánh dấu “x” vào lựa chọn phù hợp)

1. Hiện tại, mức lương hàng tháng của Ông/Bà là bao nhiêu?

 < 3 triệu đồng  5-6 triệu đồng

2. Theo Ông/Bà, tiền lương hàng tháng theo quy chế lương hiện tại có phản ánh đúng mức đóng góp của cá nhân không?

 Thấp hơn so với mức đóng góp của cá nhân

 Phản ánh đúng giá trị đóng góp của cá nhân

 Cao hơn giá trị đóng góp của cá nhân

3. Quy chế lương hiện tại có đảm bảo công bằng trong trả lương hay không (đóng góp như nhau trả lương như nhau)

 Có  Không

4. Việc nâng lương phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây (có thể chọn nhiều hơn 1 lựa chọn)

 Nhà nước tăng tiền lương tối thiểu

 Do thâm niên công tác

 Kết quả thực hiện công việc cá nhân

 Do kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị tốt

 Nguyên nhân khác (ghi rõ):…….… 5. Mức chi tiêu cho cá nhân Ông/Bà là………...…... đồng/tháng. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ đảm bảo chi tiêu của tiền lương so với chi tiêu của cá nhân Ông/Bà?

 Thoải mái, dư dật  Vừa đủ sống  Không đủ sống 6. Ông/Bà có thỏa mãn về mức phụ cấp của cơ quan dành cho vị trí của Ông/Bà không?

 Thỏa mãn  Bình thường  Không thỏa mãn 7. Về tiền thưởng, theo Ông/Bà, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai

Đúng

Sai

 Các khoản thưởng được phân chia một cách công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc

  Mức thưởng Ông/Bà nhận được là công bằng khi so sánh với các vị trí công việc tương tự ở các cơ quan khác khác cùng lĩnh vực

8. Ông/Bà có thỏa mãn về mức chi tiền thưởng của cơ quan dành cho vị trí của Ông/Bà không?

 Rất hài lòng

 Bình thường

 Hài lòng

 Không hài lòng 9. Ông/Bà có thỏa mãn về phúc lợi của cơ quan không?

 Rất hài lòng

 Bình thường

 Hài lòng

 Không hài lòng

10.Ông/Bà có đóng góp ý kiến gì đối với chế độ phúc lợi của cơ quan?

 Cần tăng thêm mức các phúc lợi (ghi rõ……….)

 Cần bổ sung thêm các phúc lợi khác (ghi rõ………...…………) 11.Về công tác đánh giá thực hiện công việc, theo Ông/Bà, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai.

Đúng Sai

  Ông/Bà biết rõ kết quả thực hiện công việc được đánh giá như thế nào

  Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc rõ ràng và hợp lý

  Việc đánh giá được thực hiện rất chính xác, công bằng

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)