7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động
Hệ thống nhu cầu và lợi ích
Nhu cầu gắn liền với sự phát triển của con người, cộng đồng và xã hội. Mỗi người ai cũng có những nhu cầu được sống tốt đẹp hơn và hệ thống nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau. Con người luôn hành động trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, lợi ích của bản thân. Trong đó, lợi ích kinh tế đóng vai trò chủ chốt, trực tiếp đáp ứng được nhu cầu sống còn của con người; thỏa mãn lợi ích kinh tế đến một mức nào đó, NLĐ sẽ quan tâm đến lợi ích tinh thần. Vì vậy, khi tạo động lực cho NLĐ nhà quản lý phải chú trọng lợi ích kinh tế, linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của NLĐ.
Đặc điểm tâm lý và quan điểm cá nhân
Tính cách và quan điểm của cá nhân quy định cách thức hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội. Mỗi người có những tính cách, quan điểm khác nhau, có ảnh hưởng đến kết quả làm việc khác nhau, vì thế nhà quản lý phải sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với từng đặc điểm tính cách thì sẽ khai thác được những sở trường của từng NLĐ, tạo động lực làm việc cho họ.
Kinh nghiệm, năng lực làm việc
Năng lực khả năng của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định. Mỗi người có kinh nghiệm và năng lực làm việc khác nhau, không phải ai cũng nhận thức đúng đắn về khả năng, năng lực của họ. Do vậy, nhà quản lý cần phải giúp NLĐ nhận biết được đúng đắn năng lực của họ thông qua việc theo dõi quan sát NLĐ trong quá trình làm việc để bố trí lao động phù hợp với khả năng, sở trường của từng người, từ đó giúp NLĐ phát huy được hết tiềm năng cá nhân đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.