7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Phát huy vai trò của văn hoá công sở trong việc nâng cao tính tích cực
Văn hóa tổ chức là nét đặc trưng cơ bản, là phong cách, là dấu hiệu nhận biết về tổ chức. Xác định công sở là nơi CBCCVC hàng ngày tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến các cá nhân, NLĐ và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nên từ nề nếp cơ quan đến phong cách làm việc và thái độ của đội ngũ CBCCVC đều ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước, BHXH tỉnh Thanh Hóa cần có mục tiêu, kế hoạch hành động cụ thể, các giá trị về văn hóa phải được giáo dục, tuyên truyền, vận động đến mọi CBCCVC. Những giá trị tích cực mà cơ quan đã xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa để đem lại hiệu quả cao hơn.
CBCCVC phải có tác phong tốt, giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, tránh việc nhận hối lộ... Thực hiện “tác phong công nghiệp”: đi làm sớm, trong các cuộc họp hay cuộc hẹn quan trọng
nên đến sớm khoảng 10 phút, không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng. Ban lãnh đạo cần đề cao trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm việc; có biện pháp khuyến khích, khen thưởng xứng đáng, kịp thời CBCCVC nghiêm túc chấp hành kỷ luật lao động, làm việc có năng suất, chất lượng, sử dụng thời giờ làm việc cao; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm việc, kỷ luật lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Để thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, đảm bảo đạo đức công vụ cũng như hiệu quả công việc, lãnh đạo BHXH tỉnh cần đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng hàng năm; đảm bảo quyền lợi của mỗi cá nhân công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người; chủ động, khuyến khích CBCCVC tạo ra bầu không khí làm việc thân thiện, có tính đoàn kết cao. Đồng thời, nhà quản lý cần hiểu được quan điểm của mỗi cá nhân, suy nghĩ và mục tiêu của họ thông qua quan sát, điều tra hoặc đàm thoại trực tiếp để điều chỉnh môi trường làm việc theo hướng tích cực làm cơ sở tạo động lực làm việc cho CBCCVC trong cơ quan.
Bên cạnh đó, để có thể tạo ra biến đổi thật sự trong tư tưởng, thái độ hành vi của NLĐ, BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng cần phải xây dựng cho được một môi trường làm việc mang tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, lành mạnh, hấp dẫn, đặc biệt là với lớp trí thức trẻ luôn có nhu cầu thăng tiến và làm giàu chính đáng, tạo được những thay đổi cần thiết về môi trường làm việc, các phương thức đánh giá hiệu quả và các biện pháp khích lệ hoạt động của CBCCVC. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa lãnh đạo với cấp dưới giúp CBCCVC phát huy ưu điểm hay khắc phục nhược điểm. Do đó, hệ thống phản hồi cần rõ ràng, cụ thể, kịp thời, tập trung vào hành vi thay vì những đặc điểm cá nhân. Môi trường làm việc hiệu quả đem lại sự thỏa mãn cho NLĐ chính là điều kiện tiền đề của việc tạo động lực lao động BHXH tỉnh Thanh Hóa hướng tới.
3.2.7. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện các hình thức tạo động lực lao động