Cải thiện môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Cải thiện môi trường làm việc

Môi trường làm việc tốt hơn với các điều kiện làm việc thuận tiện sẽ là một trong những động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa.

Cải thiện môi trường làm việc tạo động lực cho NLĐ, bao gồm điều kiện làm việc (tạo cảnh quan, môi trường làm việc tại cơ quan), tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng công sở văn minh, hiện đại, xây dựng bầu không khí dân chủ, tương trợ lẫn nhau, động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình của NLĐ. Bản thân NLĐ khi được làm việc trong môi trường văn minh, cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại sẽ tự mình có ý thức học tập vươn lên để làm chủ khoa học, công nghệ, đồng thời rèn luyện tác phong làm việc cho phù hợp.

Trang thiết bị hiện nay của cơ quan mới ở mức trung bình. Các thiết bị như máy tính, máy in… là những công cụ làm việc cần thiết với CBCCVC được trang bị đủ nhưng không phải là tốt, một số máy đã cũ, chưa được thay đổi để đáp ứng nhu cầu cần thiết sử dụng trong quá trình làm việc. Đề xuất cân nhắc tăng ngân sách dành cho việc mua mới các trang thiết bị làm việc đã hết hạn sử dụng. Trang cấp kịp thời trang thiết bị cho cán bộ mới tuyển dụng.

Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin cần nâng cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thông qua các giải pháp như: Đầu tư, nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống thiết bị mạng; Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ trong BHXH toàn tỉnh nhằm giúp hiệu quả, năng suất làm việc nhanh hơn; Thiết lập hệ thống lưu trữ dữ liệu tổng thế và ổn định; Đồng bộ dữ liệu BHXH toàn tỉnh để dễ dàng trong việc quản lý đối tượng BHXH.

Với địa hình rộng, khối lượng công việc cao, số lượng cán bộ trong cơ quan ngày càng tăng, lượng hồ sơ lưu trữ ngày càng nhiều nhưng nơi làm việc của của CBCCVC không được rộng rãi chưa đáp ứng đủ không gian làm việc. Do đó, trước mắt việc dự tính về nhân sự và chỗ ngồi, mở rộng không gian làm việc; đồng thời đầu tư, nâng cấp thêm các thiết bị, công cụ làm việc, tạo khung cảnh làm việc có bố cục hài hòa, thoáng mát, có đủ ánh sáng, tiến hành sắp xếp nơi làm việc, sử dụng màu sắc trang nhã nhẹ nhàng, lịch sự phù hợp với công sở giúp tăng hiệu quả làm việc của CBCCVC trong cơ quan.

Tổ chức lao động khoa học, tạo ra bầu không khí làm việc hòa đồng thân thiện làm cho NLĐ cảm thấy tổ chức như một ngôi nhà thứ hai của mình, đồng thời cần tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của NLĐ về an toàn lao động, sức khỏe lao động bằng việc cung cấp các kiến thức phòng cháy chữa cháy, chống ngộ độc thực phẩm, đuối nước, dinh dưỡng hàng ngày, chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. Để giảm bớt căng thẳng khi làm việc, quan hệ đồng nghiệp thân thiện giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện công việc, cơ quan nên phát động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trên diện rộng bằng cách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ trong cơ quan (đội văn nghệ của đoàn thành niên, bóng đá, cầu lông, bóng bàn…). Tổ chức các chương trình giao lưu văn thể mỹ với các cơ quan ngoài,

tạo điều kiện cho NLĐ tham gia vào các phong trào do địa phương phát động. Các phong trào cần hướng vào công việc và đời sống, có mục tiêu, chỉ tiêu, hình thức tổ chức, biện pháp cụ thể, được sự ủng hộ của tập thể lao động. Không những thế, các phong trào cần có những phần thưởng kích thích đồng thời các kết quả phải được đánh giá một cách công bằng và công khai.

Cải thiện và đa dạng hóa bữa ăn cho CBCCVC, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bếp ăn. Khảo sát và lên thực đơn thay đổi theo từng tháng.

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCCVC ít nhất 06 tháng một lần theo quy định của Bộ luật Lao động thay vì 01 lần/năm như hiện nay.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)