7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc làm cơ sở đánh giá thực hiện
Phân tích công việc là điều kiện để có thể thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực đúng đắn, có hiệu quả thông qua việc giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao... Sản phẩm của phân tích công việc là bản tiêu chuẩn chức danh, bản yêu cầu công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây có thể coi là giải pháp then chốt để nâng cao tính tích cực lao động của CBCCVC BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Thực hiện tốt bản tiêu chuẩn chức danh
Bản tiêu chuẩn chức danh là một văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công
việc cụ thể, giúp lãnh đạo nhìn nhận tốt hơn khối lượng công việc của từng phòng để sắp xếp cán bộ làm việc tại các phòng hợp lý tránh việc nơi thừa nơi thiếu cán bộ. Ngoài ra bản tiêu chuẩn chức danh còn giúp CBCCVC nhìn nhận rõ công việc và trách nhiệm của mình đối với công việc được giao.
Hiện nay, ngành BHXH đã và đang dần triển khai thực hiện Đề án
“Xây dựng tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng viên chức theo vị trí việc làm ngành BHXH”. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đưa ra bản tiêu chuẩn chức danh của chuyên viên trong 02 vị trí việc làm ở BHXH tỉnh: Giải quyết chế độ dài hạn và Quản lý sổ BHXH (phụ lục 4). Qua bảng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa cùng một chức vụ nhưng vị trí việc làm khác nhau.
Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Ngoài bản tiêu chuẩn chức danh, ngành BHXH còn phải xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là cơ sở để người cán bộ nghiên cứu thực hiện công việc, nó còn là căn cứ để đánh giá quá trình thực hiện công việc là cơ sở để trả lương, thưởng.
Tác giả đề xuất một số đánh giá về tiêu chuẩn thực hiện công việc như: -Đảm bảo số ngày công theo quy định: 22 ngày;
-Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn: 100%; -Đảm bảo chất lượng công việc theo đúng yêu cầu đề ra; -Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Căn cứ vào những đánh giá này, hàng tháng NLĐ sẽ tự đánh giá mức độ thực hiện công việc của mình cũng như của đồng nghiệp trong phòng. Sau đó hội đồng đánh giá sẽ tổng hợp các phiếu đánh giá để đưa ra kết quả đánh giá và phản hồi thông tin cho NLĐ.
Đánh giá thực hiện công việc
BHXH tỉnh Thanh Hóa cần hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá thực hiện công việc vì đây là một hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu trong công tác tạo động lực cho NLĐ. Đánh giá thực hiện công việc phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên ít nhất là 3 tháng một lần để những thành tích tốt của cán bộ sớm được công nhận và phát huy.
Khi đánh giá thực hiện công việc phải căn cứ vào kết quả phân tích công việc. Cán bộ đánh giá phải dựa vào những tiêu chí/tiêu chuẩn rõ ràng, đánh giá một cách khách quan, công bằng. Cán bộ đánh giá phải hiểu được chuyên môn của công việc mà mình đang đánh giá.
Để đánh giá thực hiện công việc một cách khách quan, đạt hiệu quả, chính xác, cơ quan nên tổ chức đánh giá “đa kênh”: Cán bộ viên chức tự đánh giá; Cấp trên đánh giá cấp dưới; Cấp dưới đánh giá cấp trên; Đánh giá chéo: các cán bộ làm việc cùng nhau đánh giá lẫn nhau.
Đồng thời cơ quan phải thiết kế phiếu đánh giá xác định các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Sau khi đánh giá thực hiện công việc, cơ quan cần phải áp dụng triệt để kết quả đánh giá vào việc trả lương, thưởng, kỷ luật… Như vậy cán bộ mới yên tâm thực hiện công việc và thấy được khả năng thực hiện công việc của mình đang ở mức nào. Thực hiện đánh giá công bằng sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ trong cơ quan.
Sau khi có kết quả đánh giá sẽ tổng hợp và công khai kết quả trước toàn bộ CBCCVC (cấp dưới trực tiếp), người được đánh giá sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong thực hiện công việc để được đánh giá đúng, đánh giá tốt.
Kết quả đánh giá cần được lưu lại và làm căn cứ cho việc xét thi đua, khen thưởng, và mỗi năm, nên đánh giá theo quý. Kết quả cả năm sẽ là điểm trung bình của 2 lần đánh giá.