7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước
Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về vấn đề lao động đều ảnh hưởng đến động lực lao động của NLĐ: Chính sách về tiền lương (lương tối thiểu, quy định trả lương làm thêm giờ…), quy định về thời giờ làm việc - nghỉ ngơi, chế độ BHXH…, nếu có lợi cho NLĐ thì động lực lao động của họ càng cao và ngược lại.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước và địa phương
Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, mức sống, xu hướng lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội có thể ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho NLĐ trong tổ chức.
Đặc điểm, cơ cấu thị trường lao động
Yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức: Thị trường lao động dư thừa một loại lao động, NLĐ loại này đang có việc làm sẽ thấy thiếu an toàn, có động lực làm việc cao hơn để giữ việc làm; ngược lại, thị trường lao động khan hiếm loại lao động nào thì những NLĐ đó có cơ hội tìm việc làm có mức thu nhập cao hơn, điều kiện tốt hơn. Tổ chức cần điều chỉnh chính sách tạo động lực phù hợp để thu hút và giữ chân NLĐ.
Vị thế ngành, tổ chức
Khi một ngành, tổ chức nào có vị thế cao, sức hút của ngành, tổ chức đó đối với nhân lực cũng sẽ cao, NLĐ làm việc trong ngành đó hài lòng đối với công việ và cố gắng làm việc để tránh bị sa thải.
Chính sách tạo động lực của các tổ chức khác
Trong điều kiện kinh tế - xã hội luôn biến đổi, các tổ chức cần phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động trên cơ sở kế thừa ưu điểm trong các chính sách tạo động lực lao động của chính mình và của các tổ chức khác (nếu họ nắm bắt được thông tin), đồng thời đưa ra những chính sách mới có tính sáng tạo và “cạnh tranh” cao hơn so với các tổ chức khác.