Nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo và phát triển

Hiện nay, yêu cầu thay đổi của mỗi cá nhân cho phù hợp với những cái mới, trong điều kiện mới là điều tất yếu để tìm kiếm cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp… Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng về các mặt để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ là một trong những giải pháp hết sức quan trọng và là yêu cầu hết sức cấp thiết để tạo động lực lao động. Để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho CBCCVC cần có những giải pháp đồng bộ sau:

Bên cạnh việc tiếp tục góp ý hoàn thiện quy chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, lãnh đạo cơ quan cần nhận thức đúng đắn vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm xử lý công việc; căn cứ đối tượng, nội dung chương trình đào tạo CBCCVC hàng năm cân đối đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng để trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý các hoạt động BHXH, chọn lọc để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế.

Hoạt động đào tạo tại chỗ cần thực hiện theo đúng chu trình đào tạo bao gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả đào tạo.

Việc xác định nhu cầu đào tạo là rất quan trọng, gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài, đảm bảo đào tạo đúng người, đúng việc, tránh tình trạng đào

tạo, bồi dưỡng chung chung, hình thức, không gắn với bố trí, sử dụng gây lãng phí, nảy sinh tính phức tạp trong nội bộ đơn vị. Căn cứ bản mô tả công việc và đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của NLĐ, so sánh kết quả thực tế NLĐ đạt được với kết quả cơ quan mong muốn để xác định nhu cầu đào tạo đối với từng vị trí công việc, tìm ra những kiến thức, kỹ năng mà cán bộ còn thiếu sót để quyết định đào tạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với những kiến thức kỹ năng cần đào tạo, trình độ, kiến thức và tư duy của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo cần cập nhật những thay đổi của chế độ chính sách, thay đổi của kỹ thuật, cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm, lựa chọn người đào tạo phù hợp, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của CBCCVC.

Có nhiều hình thức để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, khả năng đảm nhiệm công việc của CBCCVC như: đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của Ngành; đào tạo, bồi dưỡng thông qua công việc tại cơ quan, thông qua hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, mời chuyên gia hướng dẫn tại các buổi hội thảo hoặc cử viên chức tham dự các khóa học chuyên đề do các đơn vị đào tạo có uy tín tổ chức.

Kế hoạch đào tạo cần căn cứ nhu cầu thực tế của công việc tại từng đơn vị và nhu cầu phát triển của cá nhân làm cho NLĐ có hứng thú với việc học, áp dụng hiệu quả kết quả đào tạo vào trong công việc. Bên cạnh việc quan tâm đào tạo cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm để hướng dẫn, cố vấn cho cán bộ trẻ thì nên quan tâm tới nhu cầu đào tạo của các cán bộ trẻ nhất vì họ có sức trẻ, có nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy và ứng dụng thực tế những kiến thức được đào tạo, là cán bộ chủ chốt của cơ quan trong tương lai. Có thể tăng cường việc đưa cán bộ trẻ luân chuyển công tác, đi thực tế tại địa phương (ngắn hạn hoặc dài hạn) để nắm bắt nghiệp vụ, qua đó phát hiện, bồi dưỡng những CBCCVC có năng lực, sở trường, kiến thức để đưa vào quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo trong tương lai.

Song song với công tác đào tạo, cơ quan cần có kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kế hoạch sử dụng lao

động sau đào tạo phải thực hiện ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng hàng năm và kế hoạch dài hạn. CBCCVC sau khi được đào tạo sẽ có kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc đạt năng suất hiệu quả cao vậy nên cơ quan cần có kế hoạch khai thác, sắp xếp công việc cho nguồn nhân lực sau đào tạo tối đa, hợp lý, tránh những lãng phí về chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh thanh hóa (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)