Tác động của chính sách điều hành tỷ giá giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Nguồn: ADB-Key Indicator

So với giai đoạn trớc, tăng trởng kinh tế trong giai đoạn này đã có phần chậm lại. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ Châu á đã làm cho một loạt đồng tiền của các nớc trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VNĐ. ở Thái Lan, ngày 30/06/1997 thủ tớng tuyên bố sẽ không phá giá bath, song rốt cục lạ thả nổi bath vào ngày 02/07/1997, bath ngay lập tức mất giá gần 50%. ở Malaysia, Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar Mỹ. Trớc khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa đồng Rupiah của Indonesia và Dollar vào khoảng 2000:1. Nhng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã hạ xuống mức 18.000:1.

Khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu á có sức cản phá mạnh mẽ với các nớc nhng ảnh hởng không nhiều tới Việt Nam, vì đồng tiền Việt Nam cha đợc tự do chuyển đổi, chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ, đầu t nớc ngoài chủ yếu là đầu t trực tiếp (FDI) nên không thể rút vốn ồ ạt nh Thái Lan.

Xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đa kinh tế Việt Nam phát triển cao, nhng tại thời điểm đó gặp rất nhiều khó khăn, hàng xuất khẩu Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt cả về chất lợng và giá cả hàng hóa. Đồng tiền các nớc ASEAN bị mất giá, nên hàng xuất khẩu của họ có thể giảm linh hoạt, đẩy hàng Việt Nam ra khỏi thị trờng quốc tế hoặc là phải giảm giá theo. Sản xuất trong nớc vốn đã khó khăn, nay bị hàng ngoại tràn vào do giá rẻ, từ đó gây tình trạng đình đốn trong sản xuất, khả năng thanh toán nợ trong

Năm 1997 1998 1999

Tỷ giá hối đoái danh

nghĩa bình quân năm 11.683 13.268 13.943

Tốc độ tăng GDP(%) 8.2 5.8 4.8

Xuất khẩu (Triệu USD) 9185 9360 11541

Nhập khẩu (Triệu USD) 11592 11500 11742

Cán cân thơng mại -2407 -2140 -201

Tỷ lệ lạm phát (%) 3,6 7,8 4,2

ngân hàng giảm sút. Tỷ giá hối đoái công bố của ngân hàng luôn nằm ở mức trần cho phép. Nhận thấy đợc điều này, nhà nớc đã nới rộng biên độ giao dịch từ mức 5% lên 10% vào ngày 13/10/1997. Ngày 07/08/1998 NHNN quyết định nâng tỷ giá chính thức từ mức 11.816 VNĐ/USD lên 12.998 VNĐ/USD và giảm biên độ giao động xuống còn ±7%.

Giải pháp trên làm cho giá USD tăng và đạt mức 13.330VNĐ/USĐ vào cuối năm 1997. Có thể thấy đây là biện pháp phá giá gián tiếp nhằm làm cho VNĐ giảm giá và đồng thời tăng giá đồng đôla Mỹ. Giải pháp này trớc mặt đã làm giảm nhập siêu năm 1997 là 2.407 triệu USD xuống còn 2.140 triệu USD năm 1998 và còn 201 triệu USD vào năm 1999. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999, cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán cũng giảm dần thâm hụt, kiềm chế đợc lạm phát ở mức một con số mặc dù đầu t nớc ngoài giảm mạnh trong những năm này. Nhng điều chỉnh tỷ giá trên cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bởi vì khi VNĐ giảm giá đã làm tăng thêm gánh nặng nợ nớc ngoài của cả Chính phủ và các doanh nghiệp có vốn vay nớc ngoài, giảm đầu t trực tiếp nớc ngoài. Tính đến tháng 10/1998, so với mức nợ nớc ngoài 22 tỷ USD, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái đã làm cho nó tăng thêm 42,86 triệu USD, cộng với 17,86 triệu USD tiền lãi, tổng cộng là60,72 triệu USD đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp có vốn vay nớc ngoài, thậm chí đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ.

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w