Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái trớc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Đặc trng của cơ chế điều hành tỷ giá giai đoạn 1989-1991 là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá(tỷ giá chính thức) và đợc điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trờng. Chính vì vậy, nhiều ngời coi thời kỳ này là thời kỳ “thả nổi” tỷ giá, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ thậm chí còn buông

lỏng của Nhà nớc về các nguồn thu ngoại tệ, điều này làm cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng chậm và thị trờng ngoại tệ gặp phải những cơn sốt theo chu kỳ (thờng là cuối quý hay cuối năm khi mà các nhu cầu nhập khẩu và trả nợ đến hạn tăng cao), sự thâm hụt tài chính của Chính phủ, nợ nớc ngoài tăng nhanh, mức độ lạm phát nặng nề, dự trữ ngoại tệ của quốc gia nhỏ bé. Vì vậy, giai đoạn 1992 đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng Đông Nam á(7/1997), các nhà hoạch định chính sách Việt Nam buộc phải đa ra những đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá. Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có đóng góp lớn vào quá trình bình ổn tỷ giá, thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trờng. Đối tợng tham gia giao dịch trên các trung tâm này là các ngân hàng đợc phép kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức xuất nhập khẩu kinh doanh trực tiếp với nớc ngoài và NHNN. Ngoài ra các ngân hàng đợc phép tập hợp các yêu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng không trực tiếp mua bán tại trung tâm. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoặc ngợc lại để đạt đợc cân bằng về cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam đợc xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm. Nhng chúng tỏ ra không còn phù hợp khi quy mô và tần suất giao dịch ngoại tệ tăng lên. Để quản lý thị tr- ờng ngoại tệ tốt hơn, nâng cao tính thanh khoản và phù hợp với tiến trình hội nhập tiền tệ, NHNN đã thành lập thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng vào năm 1994. Điều này có nghĩa là NHNN thay đổi biện pháp can thiệp từ can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch sang can thiệp qua tỷ giá liên ngân hàng. NHNN áp đặt trực tiếp vào tỷ giá thông qua việc áp dụng các quy định trong giao dịch trên thị trờng ngoại hối, công bố tỷ giá chính thức mỗi ngày và xác định rõ biên độ dao động của tỷ giá mua-bán so với tỷ giá chính thức. Theo đó, NHNN đóng vai trò là ngời mua bán cuối cùng trong ngày, các thành viên trong hệ thống ngân hàng chỉ đợc phép mua bán trong khung biên độ quy định.

Theo quyết định số 245-QĐ/NH7 ban hành vào ngày 03/10/1994, NHNN bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ với VNĐ và tỷ giá mua-bán trên thị trờng chỉ đợc dao động trong biên độ cho phép là +/_ 0,5% so với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên, vào năm 1996, tình hình nhập siêu lên đến 16%GDP và thâm hụt trong cán cân thơng mại lên đến 4 tỷ USD, đầu t nớc ngoài bắt đầu chững lại, giá USD trên thị trờng tự do bắt đầu tăng từ cuối năm

1996 đã tạo áp lực giảm giá lên tiền đồng, NHNN phải nới rộng biên độ dao động tỷ giá lên ±1%(Quyết định số 311/QĐ-NH7 ngày 21/11/1996) và ngày 27/02/1997 lên ±5%(Quyết định 45 thay cho 311)

Bên cạnh đó Chính phủ đã tăng cờng công tác thông tin cho công khai hóa các chỉ số kinh tế: tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trờng, chỉ số giá, gia tăng mạnh quỹ dự trữ ngoại tệ, lập quỹ bình ổn tỷ giá… nhờ vậy mà xóa đi tâm lý “găm giữ” ngoại tệ trong tầng lớp dân c,hạn chế đợc hiện tợng đầu cơ.

Thêm vào đó, đối với công tác quản lý ngoại tệ, Chính phủ giám sát chặt chẽ hơn các luồng ngoại tệ vào và ra khỏi lãnh thổ, buộc các đơn vị kinh tế nếu có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian này Chính phủ đã áp dụng chính sách tỷ giá nhằm cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá danh nghĩa. Sự ổn định tỷ giá danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu t nớc ngoài, thúc đẩy tăng trởng kinh tế với tốc độ cao trên 8%/năm. Tuy nhiên việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghía gần nh cố định trong điều kiện lạm phát đã đợc kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ(nớc có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nớc có quan hệ thơng mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hớng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hớng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế.

2.1.1.2. Tác động của chính sách điều hành tỷ giá hối đoái trớc khủng hoảngtài chính tiền tệ Châu á

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w