Chính sách điều hành tỷ giá sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Ngày 07/11/2006 tại Geneve(Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định th về việ Việt Nam chính thức gia nhập Tổ choc Thơng mại Thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nớc và cả những thách thức cần phải vợt qua khi Việt nam đợc tham gia và tổ chức thơng mại lớn nhất toàn cầu. Trớc những cơ hội và thách thức đó, lựa chọn những bớc đi đúng đắn và phù hợp trong cơ chế điều hành tỷ giá là điều trăn trở của các nhà hoạch định chính sách.

Cuối năm 2006, vào ngày 31/12 NHNN quyết định nới lỏng biên độ dao động từ ±0,25% lên ±0,5%. Năm 2007 NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo hớng VNĐ yếu so với USD từ 1% đến 2%

Đầu năm 2007, NHNN Việt Nam đa ra tỷ giá VNĐ/USD trên thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng 16.165 VNĐ/USD, trong khi tỷ giá VNĐ/USD trên thị trờng tự do là 16.070VNĐ/USD. Do đó, một số NHTM bán USD cho NHNN Việt Nam để kiếm lời. Những tháng cuối năm 2007, NHNN Việt Nam vẫn đa ra tỷ giá 16.114 VNĐ/USD theo hớng VNĐ mất giá so với USD, nhng tỷ giá ngoại tệ trên thị trờng liên ngân hàng vẫn cao hơn tỷ giá VNĐ/USD trên thị tr- ờng tự do.

Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng nh biến động thực tế. Cơ chế điều hành tỷ giá năm 2008 đa ra nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hàng tài chính toàn cầu này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ năm 2007.

Thực tế từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng đầu t gián tiếp vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh. Nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007 đến tháng 03/2008 thị trờng hối đoái Việt Nam đã có d cung USD khiến cho tỷ giá NHTM giảm xuống sàn biên độ. Đồng Việt Nam đã lên tỷ giá trong giai đoạn này. Nhận thấy tình hình trên, ngay trong những ngày cuối năm 2007(24/12/2007), NHNN đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VNĐ/USD từ ±0,5% lên ±0,75% nhằm tăng khả năng thanh khoản cho thị tr- ờng và tăng cờng sự linh hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho dòng vốn ra và vào nhịp nhàng hơn. Theo NHNN, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ trơng tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới

Cơ chế ngày càng linh hoạt hơn đòi hỏi các ngân hàng và thành viên tham gia thị trờng ngoại hối nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều ngân hàng thơng mại nhận định việc nới rộng biên độ tỷ giá giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc đa ra một tỷ giá linh hoạt hằng ngày.

Tỷ giá có tính thị trờng hơn nhng khi mà cung lớn hơn cầu thì điều đó đồng nghĩa với việc tỷ giá sẽ giảm mạnh. Sau gần 10 ngày kể từ khi NHNN chính thức nới rộng biên độ, tỷ giá đã mất hơn 30VNĐ/USD, tụt xuống dới ngỡng 16.000VNĐ/USD. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng quốc doanh và kể cả khối cổ phần trong những ngày đầu năm mới chỉ còn 15.995-16.000 VNĐ/USD(mua-bán). Nh vậy, so với một tháng trớc đó, tỷ giá VNĐ/USD đã mất hơn 100 đồng. Tình trạng thiếu tiền đồng, thừa tiền USD vẫn diễn ra trên thị trờng, kéo dài đến những ngày đầu năm 2008, khiến tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng liên tục đợc điều chỉnh giảm sâu. Để giảm bớt áp lực cho các ngân hàng trong bối cảnh cung ngoại tệ thừa, có điều kiện ấn định tỷ giá theo cung cầu vốn thực tế, ngày 10/03/2008 NHNN đã tăng biên độ tỷ giá từ ±0.75% lên ±1%.

Sáu tháng đầu năm 2008, tỷ giá trên thị trờng tự do có diễn biến phức tạp. Đầu năm tỷ giá còn dao động quanh mức 16.000-16.200 VNĐ/USD, thì đến giữa tháng 03/2008, tỷ giá sụt xuống còn 15.400 VNĐ/USD. Đột ngột, đầu trung tuần tháng 06/2008 có thời điểm tỷ giá chợ đen lên đến 19.000- 19.800 VNĐ/USD. Thị trờng ngoại tệ tự do xảy ra hiện tợng “sốt ảo” do ảnh hởng yếu tố đầu cơ, nhà đầu t đổ xô đi mua USD và do tâm lý từ một bộ phận dân c. Tâm lý này bắt nguồn từ thông tin không thuận lợi nh: tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao trong các tháng vừa đợc công bố.

Vai trò can thiệp tỷ giá của NHNN cha kịp thời để dập tắt những xáo trộn biến động tỷ giá, làm cho thị trờng ngoại hối không ổn định, khi thì “ế đô la” khi thì “sốt đôla” đã gây ảnh hởng không nhỏ đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có sử dụng ngoại tệ.

Để tạo điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt trong việc ấn định tỷ giá cho sát với cung cầu trên thị trờng, ngày 26/06/2008, NHNN đã quyết định nâng biên độ giao dịch tỷ giá giao ngay từ ±1% lên ±2%. Cùng với quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc cũng ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thơng mại không đợc phép thu phí giao dịch hối đoái, cũng không đợc phép lách tỷ giá bằng cách mua bán USD thông qua ngoại tệ khác. Thống đốc cũng khẳng định chủ trơng của Chính phủ trong việc không phá giá đồng

nội tệ và theo ông với lợng dự trữ ngoại hối ròng 20,7 tỷ USD, Việt Nam đủ sức can thiệp để ổn định cung cầu ngoại tệ. Đồng thời Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bỉnh ổn thị trờng ngoại tệ nh kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trờng tự do không đăng ký với các NHTM), cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng.

Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã đợc chặn đứng. Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 VNĐ/USD xuống 16.400 VNĐ/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VNĐ/USD trong giai đoạn từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 11/2008 nhà đầu t đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó có trái phiếu(700 triệu USD), cổ phiếu 100 triệu USD. Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu t nớc ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Tỷ giá VNĐ/USD tăng đột ngột trở lại từ 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Ngày 06/11/2008, Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định cho phép các tổ chức tín dụng đợc phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa VNĐ và USD trong biên độ giao động ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Theo NHNN động thái này sẽ tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trờng, góp phần hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm tăng trởng kinh tế hợp lý, phù hợp với bối cảnh trong nớc và quốc tế.

Xu hớng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VNĐ so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VNĐ/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỉ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động.

Từ tháng 1 đến tháng 3, tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450-17.700VNĐ/USD, cách giá trần khoảng từ 0-200 đồng, tỷ giá tự do cao hơn tỷ giá liên ngân hàng khoảng 100đ. Từ tháng 4 đến tháng 9/2009 tỷ giá trên hai thị trờng dao động trong khoảng 18.180-18.500VNĐ/USD. Từ

tháng 10 đến cuối tháng 11/2009, tỷ giá biến động rất dữ dội, từ 18.545- 19.300 VNĐ/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000VNĐ/USD trên thị trờng tự do và 19.750 VNĐ/USD trên thị trờng liên ngân hàng.

Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trờng cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trờng tự do ngày càng xa rời tỷ giá liên ngân hàng. Mặc dù NHNN đã buộc phải mở rộng biên độ dao động của tỷ giá liên ngân hàng trong tháng 3 từ ±3% lên ±5%. Đây là biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua nhng các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần. Nguyên nhân là do hiện tợng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá của ngời dân. Có doanh nghiệp vay USD tuy cha đến kỳ trả nợ nhng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lợng đặt mua nhiều của doanh nghiệp khiến cầu ngoại tệ tăng. Hơn nữa, còn do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay đợc mở rộng theo chủ trơng của Chính phủ nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu h- ớng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Thêm vào đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nớc và giá vàng quốc tế khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá USD đều đã tăng mạnh. Ngời dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trờng tự do, giá USD trên thị trờng chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trờng chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các ngân hàng thơng mại. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VNĐ làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trờng tự do tăng lên hàng ngày. Ngời dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền VNĐ, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính đợc công bố.

Đến ngày 26/11/2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VNĐ 5,16%, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 VNĐ/USD,mức tỷ giá sàn giao dịch là 17.422 VNĐ/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VNĐ/USD. Đây là tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trờng, đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn ±3%. Cùng với chính sách tỷ giá, vào thời điểm này, NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm. Các chính sách này đợc cho là hợp lý nhng khá muộn màng. Đồng Việt Nam tiếp

tục mất giá trên thị trờng tự do thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trờng tự do vào thời điểm cuối năm 2009 vẫn đứng vững ở mức cao khoảng 19.400 VNĐ/USD và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần.

Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1/2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 VNĐ/USD cho đến giữa tháng 02/2010. Nguyên nhần là do nguồn cung USD có thể tăng khá từ các nguồn: Từ nớc ngoài, lợng USD vào nớc ta sẽ tăng khá so với năm trớc, kể cả nguồn vốn đầu t trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%). Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trớc cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục. Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nớc ngoài gia tăng. Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại(tháng 1 tăng 20,4%). Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nớc bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý, găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa thị tr- ờng tự do với giá niêm yết trên thị trờng chính thức đã giảm đáng kể.

Ngày 11/02/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nớc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng. Trớc đó ngày 18/01, NHNN có quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bẳng ngoại tệ dối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các NHTM để cho vay trên thị trờng. Để tăng thêm nguồn cung USD, NHNN tiếp tục ban hành Thông t số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây đợc xem là một cú hích mạnh khi ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trớc đó đợc hởng từ 4%- 4,5%/năm. Quy định này đợc bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VNĐ để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thơng mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.

Trong khi lãi suất vay VNĐ ở mức 15-17%/năm thì lãi suất vay USD chỉ khoảng 6-9%/năm. Chênh lệch này khiến nhiều doanh nghiệp chọn vay USD rồi bán lại lấy vốn VNĐ. Sở dĩ doanh nghiệp có thể làm nh vậy vì từ ngày 15/12/2009, NHNN ban hành Thông t số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tợng đợc vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tợng xuất khẩu. Danh sách chính thức các đối tợng doanh nghiệp đợc vay ngoại tệ không nhiều, nh- ng không ai có thể đảm bảo mọi doanh nghiệp vay ngoại tệ đều đúng đối tợng. “Làn sóng” tín dụng ngày càng manh. Tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong quý I/2010, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 2,24%. Đầu ra tăng mạnh nhng đầu vào rất khiêm tốn: huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ tăng 3,09%. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ các NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên quanh mức 5%.

Đáng chú ý của thị trờng ngoại hối năm 2010 là vào ngày 28/04/2010 tỷ giá trên thị trờng tự do lần đầu tiên thấp hơn mức tỷ giá niềm yết của các NHTM. Và tỷ giá do các NHTM niêm yết trong thời gian này cũng luôn thấp hơn mức trần cho phép của NHNN, đứng ở mức 18.950-18.970 VNĐ/USD. Thế nhng chính sách thờng có độ trễ từ 6-9 tháng. Những chính sách trên của NHNN đã giải quyết đợc vấn đề d thừa tạm thời ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2009, đầu 2010, nhng dẫn đến hàng loạt hệ lụy sau này.

Trớc sức ép của thị trờng, góp phần kiềm chế nhập siêu 17/ 08/2010 NHNN buộc phải tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2,1%, lên mức 18.932 VNĐ/USD. Bên cạnh đó, biên độ tỷ giá đợc NHNN giữ nguyên ở mức ±3%. Theo mức điều chỉnh tăng trên, các NHTM có thể giao dịch mức trần tỷ giá VND/USD là 19.500VNĐ/USD. Trên thị trờng tự do tỷ giá vợt qua mức 21.500VNĐ/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trờng chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhât trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Tuy nhiên, công bằng mà nói, tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chính sách mà còn do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VNĐ và CPI(bắt đầu tăng từ tháng 9/2010)

Sự bất thờng của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý ngời

Một phần của tài liệu Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w