Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế và xã hội. Từ khi tách tỉnh đến trước năm 2000, ngoài các doanh nghiệp nhà nước, toàn tỉnh Hà Nam có 3 công ty cổ phần, 46 công ty trách nhiệm hữu hạn và 26 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn điều lệ là 113 tỷ 210 triệu đồng, trong đó các công ty cổ phần chiếm 32 tỷ đồng, công ty trách nhiệm hữu hạn 74 tỷ 160 triệu đồng và khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm 7 tỷ 50 triệu đồng.
Các công ty cổ phần thời kỳ đó chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liêụ xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren, dệt may và vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tập trung trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thương mại dịch vụ hàng tiêu dùng, ăn uống, vật tư nông nghiệp, số còn lại sản xuất gạch xây dựng với quy mô nhỏ và thêu ren xuất khẩu.
Từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều, số vốn điều lệ trung bình trên một doanh nghiệp ngày càng tăng và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới.
Từ khi có chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, số công ty cổ phần tăng nhảy vọt.
Những năm gần đây, doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam tăng lên đáng kể về số lượng. Tỷ lệ dân số trên một doanh nghiệp là 365 người/1 doanh nghiệp (năm 2014). Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với bình quân trung cả nước, khoảng 174 người/1 doanh nghiệp (năm 2014).
Năm 2014, số lao động được giải quyết việc làm mới trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh khoảng 7.060 người; thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 3,5 đến 5,0 triệu đồng/người/tháng. Việc đóng bảo hiểm cho người lao động dần đi vào nề nếp trong các doanh nghiệp, đáng chú ý là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tỷ lệ đóng bảo hiểm cho người lao động đạt tỷ lệ trên 70%/tổng số lao động.
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng lao động trong các DNNVV giai đoạn 2011-2014 và dự báo đến năm 2020 Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số lao động Người 61.775 67.81 2 72.859 75.15 0 77.425 80.00 0 82.50 0 85.00 0 87.50 0 90.000 Lao động nữ Người 29.793 33.85 2 39.185 39.83 0 41.03 5 42.40 0 43.725 45.05 0 46.375 47.700
Lao động nam Người 31.982 33.96 33.674 35.32 36.39 37.60 0
38.77
5 39.950 41.125 42.300
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được biểu đồ thể hiện sự phát triển NNL trong các DNNVV như sau:
Hình 2.2: Biểu đồ phát triển NNL trong các DNNVV
Như vậy số lao động trong các DNNVV trong những năm vừa qua tăng lên rõ rệt và nhu cầu trong những năm tới vẫn có xu hướng tăng lên.
Với tốc độ phát triển doanh nghiệp hàng năm đạt trên 12% /năm, dự tính đến hết năm 2015 số doanh nghiệp toàn tỉnh sẽ là 3.763 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký khoảng 37.630 tỷ đồng, thu hút khoảng 94.075 lao động địa phương.
Cơ cấu lao động phân chia theo các ngành, lĩnh vực như sau: - Khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản: chiếm tỷ lệ 58,6%; - Khu vực công nghiệp – xây dựng: chiếm 21,04%;
- Khu vực dịch vụ - thương mại: chiếm 20,36%.
Cơ cấu lao động phân chia theo thành phần kinh tế như sau: - Nhà nước: chiếm 5,32%;
- Ngoài nhà nước: chiếm 93,52%;
Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động: Hiện nay tỉnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và có khả năng thu hút nhiều lao động tại chỗ, đồng thời phát triển mạnh các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Lực lượng lao động thu hút vào các nhóm ngành công nghiệp xi măng, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, thực phẩm và may mặc. Vì vậy nhu cầu lao động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ sẽ tăng và giảm dần lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị,… Lao động tại các khu vực này thiếu đất để sản xuất nông nghiệp nên có xu hướng chuyển sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Mặt khác, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các khu công nghiệp, hình thành cụm tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, phát triển các làng nghề truyền thống cũng thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang.
Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhưng sự đầu tư hỗ trợ, đào tạo, cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của nhà nước như: khởi sự doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, nguồn nhân lực,…nhưng những năm gần đây tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, phần lớn đều do các doanh nghiệp tự lo liệu.