3.5.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ (giai đoạn II). Hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” về đầu tư và đăng ký kinh doanh, giảm thiểu chi phí gia nhập thị và những chi phí không chính thức khác của DNNVV.
Xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển các KCN và cụm CN; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch ngành khác. Hàng năm tiến hành rà soát, thực hiện điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và công bố các quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp dành cho DNNVV, trong đó ưu tiên các quy định ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Dành một phần kinh phí từ ngân sách địa phương cho đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công ngihệp.
Tăng cường công tác đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính và đầu tư,…
3.5.2.2. Trợ giúp tài chính
Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Hà Nam nâng cao hiệu quả và tăng số lượng các doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, tỉnh hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định cho vay.
Các ngân hàng thương mại tiếp tục cải cách thủ tục cho vay, ưu tiên cho các đối tượng DNNVV. Có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vượt quá khả năng của DNNVV.
3.5.2.3. Mặt bằng sản xuất
Thống kê và thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả và không đúng tiến độ để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp có đủ năng lực vào đầu tư.
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế ngành của tỉnh, UBND tỉnh dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp
khuyến khích để thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề cho các DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo bệ môi trường, cụ thể hoá những ưu đãi tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư, cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.
3.5.2.4. Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực, công nghệ, trình độ kỹ thuật
Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của DNNVV.
Hỗ trợ các DNNVV nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ đánh giá lựa chọn công nghệ.
Hỗ trợ thông tin và thủ tục pháp lý cho các DNNVV thực hiện việc đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Chú trọng các giải pháp hỗ trợ DNNVV đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn các làng nghề truyền thống thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nắm vững công nghệ chuyển giao.
3.5.2.5. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong nước và nước ngoài về giá cả, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, trang thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.
Tổ chức cho DNNVV khảo sát và tham dự các triển lãm về công nghệ mới, về sản phẩm xuất khẩu tại thị trường nước ngoài; trưng bầy giới thiệu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. Đẩy mạnh việc tư vấn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đưa sản phẩm đi tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh.
Xúc tiến thương mại và kết nối kinh doanh cần tiến hành đồng bộ trên 3 kênh: Nhà nước, tổ chức hiệp hội ngành nghề và bản thân doanh nghiệp; đồng bộ trên 2 khu vực thị trường trong nước và ngoài nước.
3.5.2.6. Hỗ trợ thông tin và tư vấn doanh nghiệp
Thông qua tổ chức hội doanh nghiệp, Cổng thông tin của tỉnh và website của các sở, ngành cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về các văn bản pháp luật, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác về thị trường: công nghệ, lao động, thương mại, tài chính…
Các đơn vị sự nghiệp có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các sở, ngành tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho các DNNVV trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư; thuê đất đai; quản trị doanh nghiệp; quyết toán thuế; kỹ năng hội nhập kinh tế…
Khuyến khích các tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3.5.2.7. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng khởi sự doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề.
Tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng sát với thực tế và phù hợp với trình độ của đối tượng. Tập trung
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán tài chính, thương mại điện tử, …
3.5.2.8. Hỗ trợ pháp lý
Triển khai thực hiện Quyết định số 585/2010/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014.
Triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật, bảo đảm hàng năm có 40% DNNVV trong tỉnh có điều kiện được hỗ trợ về các nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nguồn nhân lực là yếu tố nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp, vì vậy khi nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực, chúng ta phải đứng trên nhiều giác độ khác nhau và phải có cách nhìn nhận thật đầy đủ và toàn diện. Quản lý nhân lực là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc, trong đó việc sử dụng hiệu quả nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
Để thực hiện những mục tiêu trong tương lai, công tác Đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một khâu quan trọng, là một hình thức đầu tư có tính chiến lược lâu dài. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các DNNVV ở tỉnh Hà Nam, đáp ứng ngày một hiệu quả yêu cầu về chất lượng và trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp là một việc hết sức cần thiết trong tình hình mới.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận khoa học, những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân trong phát triển NNL trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản, có căn cứ khoa học, có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc PTNNL trong các DNNVV nhằm góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong các giải pháp được tác giả đề xuất có: Nhóm giải pháp về đào tạo; Nhóm giải pháp về đãi ngộ; Nhóm giải pháp về tuyển dụng và Nhóm giải pháp hỗ trợ về phía bản thân các doanh nghiệp cũng như về phía các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở lý luận đó đồng thời phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn về đặc điểm, chất lượng nguồn nhân lực để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vửa trên địa bàn tỉnh Hà nam nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao của xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp, từng bước đưa các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân trong quá trình phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: Nhóm giải pháp về tuyển dụng; Nhóm giải pháp về đào tạo; Nhóm giải pháp về duy trì nguồn lực và Nhóm giải pháp về chính sách đãi ngộ, thù lao đối với người lao động. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ khác đã nêu trong luận văn. Tác giả hy vọng và mong muốn những giải pháp nêu trong luận văn sẽ phần nào góp ích cho khối các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung sẽ áp dụng được vào doanh nghiệp mình để tìm ra lối đi đúng đắn cho sự phát triển trong tương lai.
Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có chiến lược phát triển Nguồn nhân lực. Để làm được điều này cần phải có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có thể xem những giải pháp mà luận văn đã đề xuất trên góc độ nào đó vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn khi áp dụng vào thực tế cụ thể. Đó chính là những giá trị thực tiễn mà luận văn hướng tới.
Đề tài Luận văn nghiên cứu đề cập đến một lĩnh vực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của một tổ chức đó là phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu, tra cứu, tham khảo tài liệu và các thông tin liên quan, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tác giả kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể vận dụng hiệu quả nhằm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
2. Kiến nghị
Trên thực tế, vấn đề nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực trong phát triển doanh nghiệp cần có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế thích hợp để người lao động Việt Nam có thể học hỏi các phương pháp đào tạo của các nước tiên tiến. Để làm được điều đó, trước hết phải tạo ra được sự hợp tác về kinh tế, chính trị với các nước trên thế giới.
- Đổi mới hệ thống Giáo dục đào tạo cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, các trung tâm đào tạo. Tăng cường dạy thực hành cho sinh viên trong quá trình học để khi ra trường có thể áp dụng được những kiến thức một cách thành thạo. Nội dung đào tạo cần quan tâm đó là: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc,…
- Đối với Doanh nghiệp: cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người lao động có trách nhiệm, hiệu suất lao động cao.
Xây dựng và chăm lo cho con người ở nước ta trong những năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn bước đầu, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy, sự tác động của cơ chế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập có liên quan đến phát huy nhân tố con người. Làm thế nào xây dựng nguồn lực con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống, nhằm tìm kiếm những giải pháp kịp thời, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chọn (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
4. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội;
5. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
6. Trần Đức Hạnh (2002), “Vấn đề con người trong bài toán nâng cao năng
lực cạnh tranh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 138);
7. Vũ Trọng Lâm (2006): Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội;
8. Quốc hội 11 (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày
29/11/2005;
9. Sở Kế hoạch đầu tư (2014), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp năm 2013, 2014 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
10. Sở Kế hoạch đầu tư (2012), Đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp, cán
bộ quản lý cho DNNVV tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2015;
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, (2011), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015;
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, (2011), Phê duyệt Quy hoạch phát triển
13. Viện Kinh tế Xây dựng (2005), Báo cáo kết quả thực hiện dự án sự
nghiệp kinh tế “Điều tra toàn diện thực trạng năng lực các doanh nghiệp xây lắp, tư vấn, khảo sát, thiết kế ngành xây dựng trong phạm vi toàn quốc phục vụ cho việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất ngành xây dựng phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”;
14. Các Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà