Trách nhiệm trong pháttriển nghềnghiệp chongười lao động

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà nam đến năm 2020 (Trang 26 - 28)

1.4.3.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Ngoài việc thiết lập và thực hiện các hoạt động cho quá trình đề bạt từ bên trong, các doanh nghiệp có thể giúp cho nhân viên của mình phát triển nghề nghiệp thông qua các chương trình hoạt động về nghề nghiệp như:

- Thiết lập hệ thống thông báo về các vị trí nghề nghiệp: là quá trình cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong tổ chức cho phép người lao động xin làm ứng viên cho các vị trí nghề nghiệp đó.

- Phát triển hệ thống kèm cặp/chỉ bảo: tìm được những người phù hợp sẵn sàng làm công việc kèm cặp/ hướng dẫn nhân viên giúp họ phát triển nghề nghiệp. Tìm được những ứng viên có tiềm năng để phát triển, xây dựng được những chương trình kèm cặp hiệu quả.

- Sử dụng cán bộ quản lý cấp trung như chuyên gia tư vấn nghề nghiệp: chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có nhiệm vụ: giúp nhân viên phân tích khả năng, mối quan tâm của họ để tìm được những giải pháp phù hợp nhằm phát triển cá nhân phù hợp với nhu cầu phát triển của tổ chức; Giúp họ trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch hành động cũng như động viên họ thực hiện kế

hoạch này.

- Thực hiện các cuộc hội thảo về nghề nghiệp: Hội thảo động viên người lao động có trách nhiệm trong nghề nghiệp của họ. Người tham gia sẽ sẽ tự định nghĩa về thành công nghề nghiệp và từ đó lập được kế hoạch hành động

phù hợp để hoàn thiện sự lựa chọn nghề nghiệp hiện nay và phát triển nghề nghiệp của mình.

- Lập kế hoạch nhân lực: là việc phân tích, dự đoán những thay đổi của môi trường và nhu cầu kinh doanh của tổ chức để đưa ra kế hoạch cung cấp nhân lực phù hợp nhất nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh của tổ chức.

- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết về năng lực thực hiện công việc, cách tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và phát hiện khả năng phát triển nghềnghiệp , giúp họ xác định mục tiêu kết quả công việc cần đạt được.

- Giúp người lao động lập kế hoạch phát triển: Kế hoạch này cần có sự trao đổi, thống nhất giữa người quản lý và người lao động, nó cần phải thực tế, cụ thể, có khả năng đạt được và rõ ràng về thời gian.

- Tạo ra văn hóa phát triển: tạo ra một văn hóa tin tưởng nhau trong tổ chức bao gồm nói thẳng, lắng nghe để thấu hiểu, tạo ra sự cam kết, kính trọng và chânthật. Người quản lý và người lao động hợp tác với nhau trong nâng cao năng lực cho người lao động, khả năng về nghề nghiệp, nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn và cuối cùng nâng cao được hiệu quả của tổ chức. Người lãnh đạo của doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên của tổ chức đều hiểu và thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức.

Đối với DNNVV do những điều kiện hạn chế của mình nên thực hiện những trách nhiệm sau: phát triển chương trình kèm cặp/hướng dẫn, sử dụng cán bộ quản lý như chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, lập kế hoạch nguồn nhân lực, thực hiện cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên, tạo cho nhân viên có cơ hội làm việc độc lập và tạo ra văn hóa khuyến khích đào tạo và phát triển.

1.4.3.2. Trách nhiệm của nhân viên trong phát triển nghề nghiệp

Tự nhận biết về nghề nghiệp: Người lao động là người chịu trách nhiệm vềphát triển nghề nghiệp của mình. Họ quyết định có nên ở lại trong tổ chức, nhận những công việc được phân công và hoàn thành ở mức độ chấp nhận

được, và có mong muốn phát triển cá nhân thông qua những hoạt động học tập và tự học.

Lập kế hoạch nghề nghiệp. Người lao động cần lập kế hoạch nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch nguồn nhân lực của công ty. Lập kế hoạch nghề nghiệp là một quá trình xác định mục tiêu cá nhân và đưa ra những hoạt động phát triển sángtạo để đạt được mục tiêu. Quá trình này còn được coi là quá trình cá nhân bao gồm 3 phạm trù:

- Lập kế hoạch cuộc sống: mối quan hệ giữa nghề nghiệp và cuộc sống, - Lập kế hoạch phát triển để nâng cao năng lực và chuyên môn của người lao động,

- Lập kế hoạch về kết quả thực hiện công việc để nâng cao kết quả thực hiện công việc và hiệu quả của tổ chức.

Nhận biết về tổ chức: Người lao động cần nhận biết các cơ hội nghềnghiệp trong tổ chức của mình. Họ cần phát hiện những vị trí mà tổ chức cần nhất và xem mình có quan tâm và có kỹ năng phù hợp cho vị trí đó không.

Nhận biết bản thân: Người lao động cần học cách để có thể tự nhận biết bản thân mình, xác định những quan tâm nghề nghiệp, giá trị, năng lực. Những thông tin này là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch nghề nghiệp và nâng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà nam đến năm 2020 (Trang 26 - 28)