8. Nội dung nghiên cứu
1.4.1. Vài nét về Menđen người đặt nền móng cho Di truyền học
Menđen (Gregor Johann Mendel) (1822 – 1884) trong một gia đình nông dân nghèo tại vùng Môravia thuộc Cộng hòa Séc. Ông là một học sinh xuất sắc, một linh mục bất đắc dĩ và là một nhà khoa học đi trước thời đại. Sở dĩ ông trở thành linh mục bất đắc dĩ vì không đủ tiền học đại học nên ông buộc phải vừa kiếm sống vừa học bằng cách xin vào tu viện trở thành linh mục sau 4 năm. Ông lại theo học các môn Vật lý, Hoá học, Thực vật học và Toán học với hy vọng có thể làm nghề dạy học. Những kiến thức về các môn tự nhiên đã giúp ích rất nhiều cho Menđen trong việc xử lý kết quả thí nghiệm lai trên đậu Hà Lan2 sau này và cuối cùng ông đã phát hiện được các quy luật di truyền (công bố vào năm 1866).
2 Ông chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu vì chúng có hai đặc điểm cơ bản là sai khác nhau về nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát và hoa lưỡng tính sinh sản bằng lối tự thụ phấn. Mặt khác hoa khá lớn nên thao tác dễ dàng, là cây một năm, dễ trồng, tự thụ phấn cao nên dễ tạo dòng thuần và nhiều giống đậu lúc bấy giờ có giá trị kinh tế cao.
21
Ông chỉ ra rằng, đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định ngày nay chúng ta gọi đó là định luật Menđen. Nội dung định luật rất đơn giản, tuy nhiên do hạn chế của khoa học đương thời nên người ta chưa hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng mà Menđen đã phát hiện nên công trình nghiên cứu của ông không được công nhận. Mãi cho đến năm 1900, sau khi ông qua đời (năm 1884) thế giới đã thừa nhận các quy luật di truyền cơ bản của Menđen. Năm này (1900) được coi là năm khai sinh của Di truyền học và Menđen được tôn vinh như nhà khoa học thiên tài đi trước thời đại, là người đã sáng lập ra ngành Di truyền học. Có tài liệu viết ông qua đời do bệnh tim, cũng có tài liệu cho rằng ông bị viêm thận nặng nhưng công trình mà ông đã để lại ví như công lao của Newton đối với Vật lý học.